Phân cấp bệnh hại trên lá lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi khuẩn có ích Bacillus trong sản xuất lạc ở Quảng Nam (Trang 54 - 56)

Cấp bệnh Triệu chứng/Mức độ biểu hiện 1 < 1% diện tích lá bị hại 3 1 - 5% diện tích lá bị hại 5 > 5 - 25% diện tích lá bị hại 7 > 25 - 50% diện tích lá bị hại 9 > 50% diện tích lá bị hại

- Nhóm bệnh về rễ (Bệnh lở cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng và

héo xanh do vi khuẩn):

Định kỳ theo dõi vào giai đoạn cây con, ra hoa, làm quả và thu hoạch. Đếm số cây bị bệnh/ ô thí nghiệm và giám định bệnh.

Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức:

Tỷ lệ bệnh (%) =

Tổng số cây bị bệnh

x 100 Tổng số cây điều tra

Đánh giá phản ứng của bệnh trong toàn bộ quá trình phát triển theo diện tích dưới đường diễn biến bệnh (AUDPC – Area under disease progressive curve):

𝑨𝑼𝑫𝑷𝑪 = ∑(𝒚𝒊+ 𝒚𝒊+𝟏)(𝒕𝒊+𝟏− 𝒕𝒊 𝒏−𝟏 𝒊=𝟏 )/𝟐 Trong đó: n = số lần đo bệnh. yi = cường độ bệnh (chỉ số bệnh hoặc tỷ lệ bệnh). ti = thời gian tồn tại lần đo thứ i.

t i+1 – ti = tổng thời gian dịch bệnh.

2.3.3.3. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu về năng suất

Thu hoạch mẫu để đo đếm trước khi thu hoạch 1 ngày.

- Số quả/cây, số quả chắc/cây: Nhổ các cây mẫu (10 cây/ô đã chọn từ trước để theo dõi chiều cao, chiều dài cành, số cành, số lá) để đếm tất cả các chỉ tiêu như: Số quả/cây, số quả chắc/cây.

- Cân khối lượng 100 quả khô (P100 quả) (g): Bốc ngẫu nhiên cho đủ 100 g quả và đếm tổng số quả, sau đó xác định khối lượng P100 quả bằng công thức:

P100 quả (g) =

100g

x 100 Tổng số quả

- Năng suất quả khô:

Năng suất quả khô (kg/m2) =

Khối lượng quả khô (kg/ô)

Diện tích ô (m2) - Năng suất lý thuyết (NSLT):

NSLT (tạ/ha) =

Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả (g) x 7500 m2

107

- Năng suất thực thu (tạ/ha) là năng suất quả khô thu được từ các ô thí nghiệm khi phơi đến ẩm độ 12% và qui ra đơn vị tạ/ha.

2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu trung bình được tính toán, vẽ đồ thị bằng bằng phần mềm Microsoft Excel 2010 và xử lý thống kê bằng phần mềm Statistix 10.0, SPSS 16.0.

2.4. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÍ HẬU TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM TẠI QUẢNG NAM TẠI QUẢNG NAM

Sản xuất nông nghiệp nói chung và cây lạc nói riêng đều diễn ra trên đồng ruộng nên chịu tác động rất lớn từ các yếu tố môi trường. Bên cạnh yếu tố về đất đai và dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cây lạc từ việc chi phối thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng và phát triển, năng suất, chất lượng cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lạc. Trong đó, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất ở lạc. Vì vậy, ngoài sự sai khác của các nhân tố thí nghiệm thì nắm được các yếu tố thời tiết sẽ giúp chúng ta có thể lý giải được một số khác biệt trong kết quả thí nghiệm.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lạc, chúng tôi đã thu thập số liệu thời tiết trong thời gian nghiên cứu từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Nam và kết quả được thể hiện ở Bảng 2.5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi khuẩn có ích Bacillus trong sản xuất lạc ở Quảng Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)