Sau khi đã kiểm định độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiếp tục kiểm định giá trị của thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các trị số cơ bản cần thỏa mãn gồm: giá trị Eigenvalue tối thiểu bằng 1; Với cỡ mẫu nghiên cứu
của đề tài là 289, theo Nguyễn Đình Thọ (2011) [27]. thì hệ số tải nhân tố tối thiểu bằng 0,55 (do quy mô mẫu trong phạm vi từ 100 đến 350); Kiểm định 0,5 < KMO <
1, kiểm định Bartlett phải có Sig. <0,05; Tổng phương sai trích > 50%.
4.3.2.1. Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
Bảng 4.17 cho thấy hệ số 0,5 < KMO = 0,865 < 1 thỏa mãn điều kiện kiểm định, nên phân tích EFA là phù hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định Bartlett có Sig.
= 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.
Bảng 4.27: Kiểm định KMO, Bartlett thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) Kiểm định Bartlett's
Phương sai trích là 82,163%, tương ứng với hệ số Eigenvalue = 1,138 > 1 (bảng 4.18), nghĩa là các nhân tố rút ra giải thích 82,163% biến thiên của dữ liệu.
Bảng 4.28: Phương sai trích các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch Yếu tố 1 2 3 4 5 6 Nguồn: Phụ lục 4
Bảng 4.19 trình bày các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,55. Biến quan sát EMP4 bị loại ra do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,55. Như vậy, từ 29 biến quan sát ban đầu, sau phân tích EFA còn lại 27 biến quan sát được gộp vào 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch.
lòng của khách du lịch Stt Biến quan sát 1 ECO1 2 ECO2 3 ECO3 4 ASS1 5 ASS2 6 ASS3 7 ASS4 8 ASS5 9 REL1 10 REL2 11 REL3 12 REL4 13 RES1 14 RES2 15 RES3 16 RES4 17 EMP1 18 EMP2 19 EMP3 20 TAN1 21 TAN2 22 TAN3
23 TAN4
24 TAN5
25 TAN6
26 TAN7
27 TAN8
Nhân tố 1 (F1), ban đầu gồm 5 biến quan sát: ASS1, ASS2, ASS3, ASS4,
ASS5 thuộc thang đo “Sự đảm bảo” qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 5 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Sự đảm bảo”.
Nhân tố 2 (F2), ban đầu gồm 8 biến quan sát: TAN1, TAN2, TAN3, TAN4, TAN5, TAN6, TAN7, TAN8 thuộc thang đo “Phương tiện hữu hình”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 8 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Phương tiện hữu hình”.
Nhân tố 3 (F3), ban đầu gồm 5 biến quan sát: REL1, REL2, REL3, REL4, REL5 thuộc thang đo “Sự tin cậy”, qua phân tích EFA loại bỏ biến REL5, còn lại 4 biến là REL1, REL2, REL3, REL4; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Sự tin cậy”. Nhân tố 4 (F4), ban đầu bao gồm 4 biến quan sát: EMP1, EMP2, EMP3, EMP4, thuộc thang đo “Sự đồng cảm”, qua phân tích EFA loại bỏ biến EMP4, còn lại 3 biến quan sát là EMP1, EMP2, EMP3; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Sự đồng cảm”.
Nhân tố 5 (F5), ban đầu bao gồm 4 biến quan sát: RES1, RES2, RES3, RES4 thuộc thang đo “Khả năng đáp ứng”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 4 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Khả năng đáp ứng”.
Nhân tố 6 (F6), ban đầu bao gồm 3 biến quan sát: ECO1, ECO2, ECO3 thuộc thang đo “Phương tiện hữu hình sinh thái”, qua phân tích EFA vẫn giữ nguyên 3 biến quan sát; Giữ nguyên tên cho nhân tố này là “Phương tiện hữu hình sinh thái”.
4.3.2.2. Phân tích EFA thang đo “Sự hài lòng” của khách du lịch
Kết quả phân tích tại bảng 4.20 cho thấy, hệ số 0,5 < KMO = 0,689 < 1 nên phân tích yếu tố (EFA) là phù hợp cho dữ liệu thực tế. Kiểm định Bartlett có Sig. = 0,000 < 0,05 nên các biến quan sát có tương quan tuyến tính với yếu tố đại diện.
Bảng 4.30: Kiểm định KMO, Bartlett thang đo “Sự hài lòng” của khách du lịch
Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) Kiểm định Bartlett's
Bảng 4.21 cho thấy 3 biến quan sát thuộc thang đo “Sự hài lòng” của khách du
lịch không có sự thay đổi sau khi phân tích nhân tố khám phá.
Bảng 4.31: Kết quả phân tích EFA thang đo “Sự hài lòng” của khách du lịch
Nguồn: Phụ lục 4