II. Kế hoạch kinh doanh
3. Kế hoạch sản xuất và vận hành
3.4. Đảm bảo chất lượng
Kiểm soát nguồn hàng nhập vào
Trong quá trình nhập sản phẩm, sẽ phải kiểm tra cẩn thận tất cả các lô hàng xem có vấn đề gì không. Kiểm tra số lượng đủ mỗi lần nhập, đúng mẫu mã như đã cam kết. Sự kiểm tra gắt gao này có thể sẽ mất nhiều thời gian, nhưng chỉ có như vậy mới có thể chắc chắn đã nhập những sản phẩm nhập vào không xảy ra bị lỗi, hỏng, bị mốc tránh được chi phí đổi trả.
Kiểm soát quá trình bảo quản
Sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, sản phẩm cần được bảo quản đúng cách, phù hợp với tính chất của từng loại thực phẩm (để nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp bởi sản phẩm từ nhiên nhiên nên rất dễ bị ẩm mốc, mối mọt. Chính vì vậy khâu bảo quản cần đặc biệt lưu ý). Bảo quản đúng cách sẽ duy trì chất lượng sản phẩm cũng như tối đa hóa thời gian sử dụng của sản phẩm.
Kiểm soát quá trình đóng gói
Không để hàng chồng chất lên nhau tránh sản phẩm bị bóp méo, biến dạng. Sử dụng bao bì chống thấm nước để trong quá trình vận chuyển sản phẩm không bị ẩm, mốc. Khi thực hiện đóng gói xong phải kiểm tra lại miệng túi đã được kín chưa đảm bảo cho sản phẩm trước khi đến tay khách hàng vẫn còn nguyên vẹn, đúng mẫu mã kích thước như mong đợi.
Cam kết chất lượng sản phẩm: Đổi trả trong vòng 5 ngày, hoàn lại tiền nếu sản phẩm bị lỗi, sản phẩm không còn nguyên vẹn, bị mốc hoặc sản phẩm không đúng như hình ảnh, cam kết.
Quản lý chất lượng và đánh giá hiệu quả kinh doanh: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh thường xuyên sẽ giúp khắc phục những điểm yếu của mình thông qua hành vi mua hàng và chỉ số doanh thu từ khách hàng. Qua đó, tìm ra được những phương pháp hoàn hoàn thiện nhằm giải quyết, khắc phục những sai sót trong khâu quản lý, kiểm kê và bán hàng.