2.4.4.1 Phương án cắt điện trong thời gian thi công.
Sau khi thi công phần công việc không cần cắt điện, đơn vị thi công phải lập phương án cắt điện trình Công ty Điện lực Tân Phú (nếu có) để sắp xếp ngày cắt điện và thi công tiếp phần công việc cần cắt điện.
Chuẩn bị vật tư thiết bị đầy đủ trước khi cắt điện thi công.
2.4.4.2 Biện pháp an toàn trong thi công
Đơn vị thi công phải lập kế hoạch, tiến độ thi công theo từng ngày và đăng ký trước với Công ty Điện lực Tân Phú.
Đối với trường hợp cắt điện đường dây trung thế (nếu có) biện pháp an toàn: Phải được người của Công ty Điện lực Tân Phú trực tiếp thao tác cắt điện và
làm biện pháp an toàn đường dây, chỉ dẫn các điểm còn chưa an toàn, thông báo cho giám sát thi công biết.
Đơn vị thi công phải đăng ký cắt điện (trong trường hợp thi công có cắt điện) với Công ty Điện lực Tân Phú, trên cơ sở lịch cắt điện đã được duyệt tổ chức sắp xếp các hạng mục công việc nào sẽ được thi công vào những ngày cắt điện và những công việc nào sẽ được thực hiện vào những ngày không cắt điện cho thật hợp lý. Sau khi Điện lực Tân Phú cắt điện xong, bàn giao cụ thể địa bàn công tác thì đơn vị thi công mới được thực hiện công tác liên quan tới lưới điện. Sau khi thi công xong, đơn vị thi công phải kiểm tra kỹ hiện trường xong mới báo Điện lực Tân Phú xin trả điện.
Bố trí các nhóm công nhân thi công dứt điểm từng hạnh mục của công trình để tránh tình trạng bỏ sót hoặc phải đi làm lại nhiều lần.
Trong quá trình thi công, nếu gặp chướng ngại vật hay gặp trở ngại không thi công được, Đơn vị thi công phải báo ngay cho Giám sát A – B và các đơn vị liên quan để thống nhất phương án giải quyết.
Công trình được xây dựng và thi công trong mùa mưa, nên cần có biện pháp thi công thích hợp hạn chế ảnh hưởng của mưa bão đến chất lượng tiến độ thi công của công trình. Tránh để mương cáp bị ngập nước dễ gây tai nạn giao thông.
2.5Một số quy định chung
- Tổ chức việc khắc phục sự cố hoặc các hiện tượng bất thường đối với từng thiết bị riêng của trạm, phải tuân thủ theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị đó.
- Trong vận hành nếu ca trực vận hành phát hiện có hiện tượng không bình thường ở các thiết bị như: nhiệt độ MBA tăng cao, có hiện tượng phóng điện qua sứ, áp suất khí thấp hay bất kì trục trặc, thiếu sót hư hỏng nào của thiết bị
thì phải báo ngay cho ban quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời và ghi lại đầy đủ vào sổ nhật ký về diễn biến sự cố bất thường.
- Các hư hỏng nhỏ nằm trong khả năng xử lý của vận hành thì có thể xử lý, sửa chữa để vận hành an toàn.
- Việc cắt điện cô lập các thiết bị để sauwr chữa và sau đó đưa vào phải thực hiện theo đúng nội dung và trình tự của phiếu thao tác.
- Các sự cố thuộc máy biến áp chính do những bảo vệ rơ le tác động được đề cập trong quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp lực.
- Bảo vệ so lệch khối MF-MBA - Bảo vệ so lệch khối MBA chính - Bảo vệ quá tải MBA chính - Bảo vệ rơ le hơi
- Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây và nhiệt độ đầu MBA chính tăng cao - Bảo vệ mức dầu MBA chính
- Bảo vệ quá, kém điện áp
- Bảo vệ tần số bằng bảo vệ rơ le
2.6Sự cố và cách xử lý
2.6.1 Sự cố các sứ đầu vào máy biến áp
a) Hiện tượng
- Bề mặt các sứ xuyên bị nứt
- Có hiện tượng phóng điện (vầng quang điện vào ban đêm) b) Nguyên nhân
- Do cách điện sứ đầu vào bị già cỗi - Sứ đầu vào bị bẩn, ẩm
- Sứ đầu vào bị hỏng c) Cách xử lý
- Ghi nhận sự cố, báo cáo quản lý - Cô lập máy biến áp theo quy trình - Vệ sinh sứ đầu vào
- Thay thế sứ nếu sứ bị hỏng
2.6.2 Lỗi nhiệt độ cuộn dây MBA tăng cao-cắt
a) Hiện tượng
- MC của MBA bị sự cố cắt
- Tổ máy của MBA bị sự cố dừng khẩn cấp
- Khu vực sử dụng mất điện nếu tự dùng đấu vào MBA bị sự cố
- Tại bảng tín hiệu sự cố: Đèn báo nhiệt độ cuộn dây MBA tăng cao-cắt “sáng”
- Tại micom đèn led ALAMP, TRIP “sáng” - Rơ le tại tủ TRMP tác động “rơi cờ” b) Nguyên nhân
- Do MBA làm việc lâu dài mà hệ thống làm mát kém chất lượng, làm nhiệt độ cuộn dây tăng cao đến mức cấp 2 cắt máy cắt
- Do sự cố cục bộ trong MBA dẫn đến nhiệt độ cuộn dây MBA tăng nhanh, mà bảo vệ hơi, bảo vệ so lệch MBA không tác động
c) Cách xử lý
- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ LRMP
- Chuyển đổi tự dùng, nếu tự dùng đấu vào MBA bị sự cố
- Cô lập máy biến áp, và làm các biện pháp an toàn theo quy định
- Nếu có hiện tượng cháy chập MBA phải tiến hành cô lập hoàn toàn về điện và tiến hành chữa cháy theo quy trình
- Kiểm tra lại toàn bộ khối MBA
- Chỉ khi nào tìm ra nguyên nhân và khắc phục được sự cố mới được đóng điện cho MBA
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành
2.6.3 Sự cố mất tính năng lò xo của máy cắt
a) Hiện tượng
- Trên tủ LRMP, TRMP: đèn báo tích năng lò xo máy cắt tắt b) Nguyên nhân
- Hư hỏng bộ phận tích năng - Do báo nhầm
c) Cách xử lý
- Kiểm tra các thông số vận hành của máy cắt
- Kiểm tra lại tủ máy cắt ngoài trạm, nếu bộ chỉ vị trí tích năng lò xo vẫn chỉ đúng. Do báo tín hiệu nhầm. Tiến hành tìm nguyên nhân và xử lý tín hiệu
Báo quản lý và kiểm tra xử lý nguyên nhân gây mất tích năng lò xo, ngăn ngừa sự phát triển. Sau đó tiến hành lên tích năng lò xo theo quy định sau khi đã tìm ra và xử lý nguyên nhân gây mất tích năng
- Ghi vào sổ nhật ký vận hành
2.6.4 Sự cố mất nguồn một chiều DC, rơ le K
a) Hiện tượng
- Tải tủ TRMP, LRMP rơ le K tác động (rơi cờ) - Micom P633, P441 đèn ALAMP sáng nhấp nháy - Còi báo tín hiệu sự cố kêu
b) Nguyên nhân
- Do aptomat tại tủ TRMP, LRMP cắt - Do mất nguồn từ hệ thống 1 chiều - Aptomat một chiều MCB1 bị hư hỏng
- Do chạm chập hay ngắn mạch trên mạch điều khiển - Do cầu chì F3, F5 cháy
c) Cách xử lý
- Ấn nút ACCEPT để chấp nhận, tại tủ LRMP
- Kiểm tra nếu do aptomat MCB1 cấp nguồn tác động: phải tìm và xử lý điểm chạm chập
- Kiểm tra nếu do mất nguồn từ hệ thống một chiều thì phải tìm nguyên nhân và xử lý theo quy trình VH & XLSC hệ thống một chiều.
- Kiểm tra cầu chì F3, F6 nếu bị cháy thì tiến hành thay thế cầu chì tương ứng
- Báo cáo quản lý khu vực - Ghi vào sổ nhật ký vận hành
2.6.5 Bảo vệ chạm đất thanh cái C31 tác động
a) Hiện tượng
- Rơ le 64B tải tủ LRMP tác động (rơi cờ) - Rơ le 86L tại tủ LRMP tác động (rơi cờ) - Rơ le 86GT tại tủ TRMP tác động (rơi cờ)
- Tại bảng báo tính hiệu sự cố 30L: đèn báo chạm đất 22kV, MC 371 cắt, 86L tác động “sáng”
- Tại bảng báo tín hiệu sự cố 30T đèn báo 86GT tác động “sáng” - Chuông báo sự cố kêu
- Micom P441: P633 đèn led ALAMP, TRIP “sáng” - MC 371, 331, 331, 333: cắt
- Hệ thống đang vận hành dừng khẩn cấp - Khu vực sử dụng mất nguồn tự dùng b) Nguyên nhân
Nếu trên đồng hồ báo điện áp là 22kV, kim áp kế chỉ về 0kV - Chạm đất, ngắn mạch trên đường dây của hệ thống
Nếu trên đồng hồ báo điện áp 22kV, kim áp kế chỉ một pha về 0 kV, các pha khác chỉ cao hơn danh định.
- Mất, chạm đất một pha của trạm 22kV
Nếu trên đồng hồ báo điện áp 22kV, đồng hồ báo bình thường: - Chạm đất, ngắn mạch tại tại trạm 22 kV
- Chạm đất tại gian máy, mà baaor vệ tại gian máy không tác động - Báo chạm đất giả
c) Cách xử lý
- Ấn nút ACCPET để chấp nhận, tại tủ LRMP
- Kiểm tra, ghi nhận, đnahs giá các thông số và giá trị của rơ le bảo vệ - Tiến hành kiểm tra lại toàn bộ thiết bị tại trạm
- Nếu đường dây mất điện phải đi kiểm tra đường dây - Báo cho ban quản lý hệ thống điện khu vực
- Phối hợp để xử lý theo quy trình - Ghi vào sổ nhật ký vận hành
2.7Kiểm tra định kì
Hệ thống trạm biến áp sau khi được lắp đặt xong vẫn rất cần kiểm tra định kì thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và an toàn.
- Đường dây trên không: cần kiểm tra không có bất thường nào như thay đổi hình dạng, nứt gãy, gỉ,…kiểm tra bulong hay vít có bị rơi, lỏng, gỉ không. - Thiết bị nối đất: Cần kiểm tra không có những bất thường, gỉ, hỏng, đứt. Đo điện trở tiếp đất giá trị quy định cần được đảm bảo.
- Sứ cách điện: Cần kiểm tra không có những bất thường như nứt gãy, vết ố gỉ đáng kể trên phần cách điện, dấu vết đáng kể về hồ quang điện trên phần cách điện, gỉ trên đầu chỏm và chốt. Cần kiểm tra không có tiếng ồn bất thường như tiếng ồn do rò điện.
- Dây dẫn điện, dây tiếp đất: Cần kiểm tra không có những bất thường như hư hỏng, chảy dây, đứt sợi, xoắn dây và lỏng dây. Cũng cần kiểm tra dây leo được giữ tách biệt với khoảng cách thích hợp so với thân cột điện bằng cách kiểm tra trạng thái thay đổi hình dạng của dây leo và độ nghiêng của chuỗi cách điện.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu, em nhận thấy thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế là một giai đoạn hết sức quan trọng, đặc biệt đối với những sinh viên chuẩn bị ra trường. Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ dạy nhiệt tình của thầy “ …và các anh chị cán bộ kỹ thuật trong Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây lắp điện số năm” đã giúp đỡ em nắm bắt được thực tế, củng cố hoàn thiện kiến thức lý luận đã tiếp thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế công tác.
Dưới góc độ là sinh viên thực tập, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, nhận xét và đánh giá chung và mạnh dạn đưa ra những mặt còn tồn tại trong công tác lắp đặt, sửa chữa hệ thống trạm biến áp dựa trên cơ sở những ưu, nhược điểm. Từ đó đề xuất một số ý kiến, nguyện vọng nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác. Tuy vậy, do khả năng và trình độ có hạn, thời gian thực tập còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập của em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy để báo cáo của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy…và toàn thể quý công ty đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này.