Tín hiệu START và STOP

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tưới nước tự động sử dụng pic 18f4520 (Trang 48 - 50)

Hình 2. 16. Tín hiệu Start và Stop [11]

START và STOP là những điều kiện bắt buộc phải có khi một thiết bị chủ muốn thiết lập giao tiếp với một thiết bị nào đó trên bus I2C. START là điều kiện khởi đầu, báo hiệu bắt đầu của giao tiếp, còn STOP báo hiệu kết thúc một giao tiếp. Hình dưới đây mô tả điều kiện START và STOP.

Ban đầu khi chưa thực hiện quá trình giao tiếp, cả hai đường SDA và SCL đều ở mức cao (SDA = SCL = HIGH). Lúc này bus I2C được coi là rỗi (“bus free”), sẵn sàng cho một giao tiếp. Hai điều kiện START và STOP là không thể thiếu trong việc giao tiếp giữa các thiết bị I2C với nhau.

Tín hiệu START: một sự chuyển đổi trạng thái từ cao xuống thấp trên đường SDA trong khi đường SCL đang ở mức cao (cao = 1, thấp = 0) báo hiệu một tín hiệu START.

Tín hiệu STOP: một sự chuyển đổi trạng thái từ mức thấp lên cao trên đường SDA trong khi đường SCL đang ở mức cao. Cả hai tín hiệu START và STOP đều được tạo ra bởi thiết bị chủ. Sau tín hiệu START, bus I2C coi như đang trong trạng thái làm việc (“busy”). Bus I2C sẽ rỗi, sẵn sàng cho một giao tiếp mới sau khi nhận tín hiệu STOP từ phía thiết bị chủ.

Sau khi có một tín hiệu START, trong quá trình giao tiếp, khi có một tin hiệu START lặp lại thay vì một tín hiệu STOP thì bus I2C vẫn tiếp tục trong trạng thái bận. Tín hiệu START và lặp lại START (Repeated START) đều có chức năng giống nhau là khởi tạo một giao tiếp.

 Truyền dữ liệu: Mỗi xung clock có một bit dữ liệu được truyền. Mức tín hiệu SDA chỉ được thay đổi khi xung clock đang ở mức thấp và ổn định khi xung clock ở mức cao. Thiết bị tớ có thể lấy mẫu dữ liệu khi xung clock ở mức cao.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống tưới nước tự động sử dụng pic 18f4520 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w