Ảnh hưởng của chu kỳ ngập lên sự tái sinh chồi

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NGẬP CHÌM TẠM THỜI (TIS) TRONG NHÂN NHANH LAN Mokara Chao Praya Sunset (Trang 39 - 42)

Sunset trong hệ thống ngập chìm tạm thời

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của thời gian ngập chìm và chu kỳ ngập lên sự tái sinh của chồi lan Mokara Chao Praya Sunset trong hệ thống ngập chìm tạm thời.

Nghiệm thức Thời gian giãn cách (giờ) Thời gian ngập (phút) Số lượng chồi TB (chồi/cụm) Khối lượng gia tăng TB (g/mẫu) Tỷ lệ mẫu chết (%) NT 1 5 3 3,84d 1,19 bcd 19,3b NT 2 5 4 2,4 e 1,18 bcd 33,3a NT 3 5 5 1,98 e 0,96 d 30a NT 4 6 3 4,82 bc 1,21 bcd 13,3bc NT 5 6 4 4,6 cd 1,12 cd 16bc NT 6 6 5 4,24 cd 1,34 abcd 22,7ab NT 7 7 3 4,16 cd 1,37 abc 6,3c NT 8 7 4 6,16 a 1,67 a 5c NT 9 7 5 5,4 ab 1,57 ab 13bc CV% 7,8 11,97 26,12

Trong cùng một cột giá trị các giá trị có ký tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê (P < 0,01).

Chu kỳ ngập chìm của mẫu cấy trong môi trường dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng cho sự tái sinh chồi cũng như phát triển của chồi. Vì điều này ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của mẫu cấy cũng như việc xảy ra hay không hiện tượng thủy tinh thể.

Các nghiệm thức ở chu kỳ giãn cách 5 giờ cho kết quả tái sinh chồi không tốt. Cụ thể, chu kỳ giãn cách 5 giờ ngập 3 phút (3,84 chồi/cụm) có sự khác biệt về mặt thống kê so với chu kỳ giãn cách 5 giờ ngập 4 phút (2,4 chồi/cụm) và chu kỳ 5 giờ ngập 5 phút (1,98 chồi/cụm). Nhưng khi so sánh với các nghiệm thức khác trong cùng thí nghiệm thì kết quả tái sinh chồi là thấp nhất. Đồng thời hình thái của chồi tái sinh không tốt, mẫu xuất hiện thủy tinh thể và chết tỉ lệ với việc gia tăng thời gian ngập chìm từ 3 đến 5 phút (Hình 4.3 a,b,c). Ở tỷ lệ mẫu chết chu kỳ giãn cách 5 giờ ngập 5 phút (33,3%) và 5 giờ ngập 4 phút (30%) là rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Điều này có thể được giải thích bởi việc cho ngập với tần suất cao cộng với thời

gian ngập kéo dài làm cho mẫu không có thời gian khô ráo, bề mặt mẫu bị bao phủ bởi lớp dung dịch môi trường, làm giảm khả năng trao đổi khí với môi trường xung quanh. Hiện tượng trên xảy ra cũng đã được Krueger và ctv chứng minh năm 1991 khi hiện tượng thủy tinh thể đã xảy ra khi nuôi cấy chồi cây Servicebery với tần suất ngập 5 phút sau mỗi 30 phút nhưng hiện tượng thủy tinh thể lại không xuất hiện khi sử dụng tần suất ngập 5 phút sau mỗi 1 giờ.

Các nghiệm thức ở chu kỳ giãn cách 6 giờ tuy thời gian giãn cách có dài hơn nhưng chưa đạt tới mức thích hợp, nhưng có thể thấy sự phát triển của mẫu cấy ở các nghiệm thức đã tốt hơn hẳn các nghiệm thức có chu kỳ ngập 5 giờ. Cụ thể, chu kỳ giãn cách 6 giờ ngập 3 phút (4,82 chồi/cụm) cho kết quả tốt nhất trong ba nghiệm thức nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê so với chu kỳ giãn cách 6 giờ ngập 4 phút (4,6 chồi/cụm) và chu kỳ giãn cách 6 giờ ngập 5 phút (4,24 chồi/cụm). Hình thái mẫu ở chu kỳ giãn cách 6 giờ đã tốt hơn so với chu kỳ giãn cách 5 giờ, chu kỳ ngập 6 giờ hiện tượng mẫu chết và thủy tinh vẫn xuất hiện ở các nghiệm thức có thời gian ngập 4 phút (16%)(Hình 4.3 e), 5 phút (22,7%) (Hình 4.3 f) nhưng thấp hơn các nghiệm thức có chu kỳ ngập 5 giờ có sự chênh lệch ý nghĩa khi so sánh với các nghiệm thức chu kỳ giãn cách 5 giờ ngập 4 phút và chu kỳ giãn cách 5 giờ ngập 5 phút. Điều này cho thấy việc giảm số lần ngập mẫu trong một ngày tỏ ra hiệu quả trên lan Mokara Chao Praya Sunset đồng thời cho thấy thời gian ngập mẫu cũng gây ảnh hưởng tới việc phát sinh hiện tượng thủy tinh thể cũng như chết mẫu.

Các nghiệm thức ở chu kỳ giãn cách 7 giờ cho kết quả tốt nhất khi xét đến các chỉ tiêu đã đề ra với hình thái mẫu tốt, lá xanh hiện tượng thủy tinh có xảy ra ở thời gian ngập 5 phút nhưng không nhiều, tỷ lệ mẫu chết thấp (Hình 4.3 i). Chu kỳ giãn cách 7 giờ và ngập 4 phút (6,16 chồi/cụm), chu kỳ giãn cách 7 giờ và ngập 5 phút (5,4 chồi/cụm) cho khả năng tái sinh chồi cao nhất trong các nghiệm thức, có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê đối với chu kỳ giãn cách 7 giờ và ngập 3 phút (4,16 chồi/cụm). Nhưng trong các nghiệm thức có thời gian giãn cách 7 giờ, nghiệm thức có thời gian ngập 5 phút có tỷ lệ chết cao (13%) có sự khác biệt ý nghĩa so với thời gian ngập 3 phút (6,3%) và 4 phút (5%), hình thái của mẫu chất lượng không tốt, nhận thấy một số mẫu có hiện tượng thủy tinh thể. Cho nên nhằm có được chất lượng cây con tạo ra tốt chúng tôi chọn chu kỳ giãn cách 7 giờ và ngập 4 phút để tiến hành thí nghiệm tiếp theo.

Đối chiếu kết với nghiên cứu của Hà Thị Loan với đối tượng là Mokara

Luenger Gold năm 2012 trên hệ thống ngập chìm tạm thời Plantima. Nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 1 g/l PVP, 1 g/l pepton nước, nước dừa 10%, 25 g/l sucrose với mật độ 6 g PLBs mỗi bình, thể tích môi trường là 200 ml cho kết quả chu kỳ giãn cách 6 giờ thời gian ngập 3 phút cho thấy sự tương đồng về thời gian giãn cách và thời gian ngập chìm. Hai loài đều cần có thời gian giãn cách giữa hai lần ngập chìm liên tiếp dài để thu được kết quả tái sinh chồi tốt. Tuy nhiên kết quả có sự khác biệt nhưng khi xem xét nghiệm thức chu kỳ giãn cách 6 giờ ngập 3 phút ở thí nghiệm lan Mokara

Chao Praya Sunset cũng cho kết quả tái sinh chồi tốt. Cho nên sự khác biệt này có thể lý giải do sự khác biệt về đặc điểm loài cũng như sự khác nhau về thang đo trong bố trí thí nghiệm khi khảo sát chu kỳ ngập chìm.

Hình 4.3 Ảnh hưởng của chu kỳ ngập chìm lên sự tái sinh chồi.

a) Thời gian giãn cách 5 giờ ngập 3 phút; b) Thời gian giãn cách 5 giờ ngập 4 phút; c) Thời gian giãn cách 5 giờ ngập 5 phút; d) Thời gian giãn cách 6 giờ ngập 3 phút; e) Thời gian giãn cách 6 giờ ngập 4 phút; f) Thời gian giãn cách 6 giờ ngập 5 phút; g) Thời gian giãn cách 7 giờ ngập 3 phút; h) Thời gian giãn cách 7 giờ ngập 4 phút;

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NGẬP CHÌM TẠM THỜI (TIS) TRONG NHÂN NHANH LAN Mokara Chao Praya Sunset (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)