Chao Praya Sunset trong hệ thống ngập chìm tạm thời
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA lên sự tái sinh của chồi lan Mokara
Chao Praya Sunsettrong hệ thống ngập chìm tạm thời
NT BA (mg/l) NAA (mg/l) Số lượng chồi TB (chồi/cụm)
Khối lượng gia
tăng TB (g/mẫu) Nhận xét NT 1 0 0 5,64cd 1,723 + + NT 2 0,5 0,1 8,24b 1,843 + + + NT 3 1 0,1 10,84a 1,947 + + + NT 4 1,5 0,1 6,64c 1,763 + + NT 5 2 0,1 4,42de 1,850 NT 6 2,5 0,1 3,64e 1,822 CV % 9,37 9,17
Trong cùng một cột giá trị các giá trị có ký tự theo sau giống nhau không có sự khác biệt về mặt thống kê (P < 0,01) ( Cụm chồi có màu sậm, tái sinh yếu, có hiện tượng cong quăng ở lá; + Cụm chồi xanh, chồi tái sinh phát triển chậm; + + Cụm chồi xanh non, chồi tái sinh phát triển; + + + Cụm chồi xanh non, chồi tái sinh tốt, đồng đều).
Từ kết quả trên cho thấy sự tái sinh chồi giữa các nghiệm thức có nồng độ BA khác nhau có sự khác biệt về mặt thống kê. Ở nghiệm thức có nồng độ BA 1 mg/l cho khả năng tái sinh chồi cao nhất khi so sánh có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức có nồng độ BA còn lại.
Ở nghiệm thức đối chứng tuy không bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng nhưng sự tái sinh chồi trên mẫu vẫn diễn ra bình thường chồi xanh non, hình thái lá ổn định (Hình 4.1 a). Tuy nhiên số lượng chồi cũng như tốc độ phát triển của chồi không cao (5,64 chồi/cụm) thấp hơn các nồng độ 0,5 mg/l BA, 0,1 mg/l NAA và 1 mg/l BA và 0,1 mg/l thống kê cho thấy sự khác biệt rất có ý nghĩa. Điều này cho thấy lan
Mokara vẫn có khả năng tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng liên quan sự tái sinh từ hình thái PLBs lên chồi, tuy nhiên vì sự tổng hợp này là tự nhiên nên tốc độ tái sinh chồi không cao.
Ở nghiệm thức 0,5 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA cho thấy sự tái sinh chồi của lan
Mokara Chao Praya Sunset tăng cho thấy việc bổ sung chất điều hòa sinh trưởng các tác dụng làm tăng quá trình tái sinh chồi. Điều này cho thấy tác dụng của việc kích thích sự tạo chồi bằng các chất điều hòa sinh trưởng tổng hợp. Cụm chồi có màu xanh
non, khả năng tái sinh chồi tốt hơn so với các nghiệm thức có nồng độ điều hòa khác (8,24 chồi/cụm) (Hình 4.4 b) nhưng vẫn thấp hơn nồng độ 1 mg/l BA, 0,1 mg/l NAA.
Ở các nghiệm thức có nồng độ BA là 1,5 mg/l, 2 mg/l, 2,5 mg/l với nồng độ 1 mg/l NAA có thể thấy rõ sự giảm sút của số lượng chồi tỉ lệ thuận với việc gia tăng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng. Điều này chứng tỏ sự tái sinh chồi đạt tỉ lệ cao nhất khi gia tăng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng ở mức tối đa, qua điểm tối đa này việc gia tăng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng dẫn tới việc ức chế sự tái sinh của chồi trong nuôi cấy mô. Có thể thấy ở nồng độ 1,5 mg/l BA, 0,1 NAA (6,64 chồi/ cụm) tốc độ tái sinh chồi đã chậm lại, mẫu xanh, chồi kém phát triển (Hình 4.4 d). Ở nồng độ 2 mg/l BA. 0,1 mg/l NAA (4,42 chồi/cụm) tốc độ phát sinh chồi đã giảm so với nghiệm thức trước đó, mẫu bắt đầu xuất hiện liên quan tới phát sinh hình thái chồi, mẫu có màu xanh sậm hơn so với các nồng độ khác(Hình 4.4 e). Ở nồng độ 2,5 mg/l BA, 0,1 mg/l NAA (3,64 chồi/cụm) có kết quả tái sinh chồi thấp nhất trong các nghiệm thức đã đề ra, chồi có màu xanh sậm, hầu như không thấy sự phát triển chồi trên mẫu (Hình 4.4 f). Đồng thời có thể thấy ở nồng độ 2 mg/l BA, 0,1 NAA và nồng độ 2,5 mg/l BA, 0,1 NAA một số mẫu bắt đầu xuất hiện những biến dị liên quan tới hình thái của lá.
Ở nghiệm thức 1 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA là thích hợp cho sự tạo chồi ở lan
Mokara Chao Praya Sunset với số lượng chồi cao nhất trong các nghiệm thức đề ra (10,84 chồi/cụm) chồi phát triển đồng đều, cụm chồi to tròn, có màu xanh non (Hình 4.4 c). Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự chênh lệch giữa nồng độ 1 mg/l BA, 0,1 mg/l NAA có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại cho thấy nuôi cấy lan Mokara Chao Praya Sunset trên hệ thống ngập chìm tạm thời ở điều kiện 1 mg/l BA và 0,1 mg/l NAA là phù hợp nhất trong các nghiệm thức.
Kết quả khảo sát, cho thấy nồng độ chất điều hòa sinh trưởng tốt nhất cho việc nhân giống cụm chồi lan Mokara Chao Praya Sunset trên hệ thống ngập chìm tạm thời khi nuôi cấy trong môi trường MS bổ sung 1 mg/l BA, 0,1 mg/l NAA. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Minh Hùng và ctv (2011) trên đối tượng là giống Mokara Leuen Berger Gold.
Hình 4.4 Ảnh hưởng của nồng độ BA và NAA lên sự tái sinh chồi.
a) MS; b) MS + 0,5 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA;
c) MS + 1 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA; d) MS + 1,5 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA; e) MS + 2 mg/l BA + 0,1 mg/l. NAA; f) MS + 2,5 mg/l BA + 0,1 mg/l NAA.
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ