Lợi nhuận sau thuế * 49.566 66.603 2.68 23.259 2Báo cáo của UBND xã về đóng góp của công ty599340

Một phần của tài liệu 2013khai-khoang-binh-dinh (Trang 34 - 36)

I Công ty BanMai tại xã Mỹ Thành

1 Lợi nhuận sau thuế * 49.566 66.603 2.68 23.259 2Báo cáo của UBND xã về đóng góp của công ty599340

3 Báo cáo của công ty về đóng góp của mình 219,2 550 500 750 - Chênh lệch giữa số liệu của Công ty và UBND xã -379.8 210 25 699 - Tỷ lệ % đóng góp phúc lợi so với lợi nhuận của công ty. 0,44% 0,83% 2,31% 3,22%

Nguồn: * Kết quả điều tra doanh nghiệp 2000-2010

Từ bảng trên cho thấy dù phần lớn các công ty khai khoáng đã có những đóng góp vào phúc lợi xã hội cho địa phương và cộng đồng. Tuy nhiên, đóng góp của các công ty là không đồng đều, chưa thường xuyên và số lượng đóng góp vẫn còn rất ít. Ngoại trừ các công ty như Ban Mai, Tấn Phát và Phú Hiệp, các công ty còn lại việc đóng góp vẫn chỉ mang tính “chiếu lệ” và “tùy hứng”. Hơn nữa, nếu so sánh thì tỷ lệ giữa việc đóng góp phúc lợi của các công ty với lợi nhuận mà các công ty thu được dù có xu hướng tăng qua các năm (như công ty Bimico) nhưng vẫn rất thấp, bình quân chỉ là 1,55% đối với công ty Ban Mai và 1,22% đối với công ty Bimico.

Thực hiện đối chiếu số liệu các khoản thu – nộp ngân sách giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa số liệu của UBND xã và báo cáo của các công ty về các khoản đóng góp phúc lợi của công ty khai khoáng đối với địa phương và cộng đồng. Đối với công ty Ban Mai, số liệu đóng góp phúc lợi xã hội theo báo cáo của công ty trong vòng 4 năm là 1.939,7 triệu đồng, trong khi đó số liệu ghi nhận của UBND xã Mỹ Thành chỉ là 555 triệu đồng (chưa bằng 29% số liệu báo cáo của công ty). Tương tự đối với công ty Bimico, số liệu báo cáo của công ty trong 4 năm là 1.800 triệu đồng, trong khi số liệu ghi nhận của UBND xã Cát Thành là 1.465 triệu đồng (bằng 81% số liệu báo cáo của công ty).

Dù chưa thể khẳng định sự thất thoát trong các khoản đóng góp phúc lợi của công ty đối với địa phương bởi có thể nguyên nhân của sự khác biệt này là do cách thức xác định đóng góp cũng như việc cập nhật số liệu giữa công ty và chính quyền xã có sự khác nhau. Tuy nhiên, với sự khác biệt quá lớn này, một lần nữa lại đặt ra việc cần thiết có một hệ thống quản lý tốt hơn để đảm bảo tính chính xác, tránh thất thoát các khoản đóng góp của công ty cũng như giảm thiểu sự hiểu lầm, xung đột giữa công ty và chính quyền, người dân địa phương.

Phần

3

Một phần của tài liệu 2013khai-khoang-binh-dinh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)