Đối tượng điều chỉnh luật dân sự là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao lưu dân sự.

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương (Trang 38 - 50)

thân trong các giao lưu dân sự.

- Quan hệ tài sản: vật, tiền, giấy tờ giá trị, tài sản khác => Có nhiều quan hệ tài sản khác nhau

Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá – tiền tệ và có các đặc điểm sau:

_ Được hình thành theo quy luật giá trị nói chung là sự đền bù ngang giá, sự đền bù tương đương là đặc trương của các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, trong giao lưu dân sự cũng tồn tại những quan hệ không mang tính chất đền bù tương đương ( tặng, cho, thừa kế). Nhưng những quan hệ này không phải là cơ bản và phổ biến.

_ Quan hệ tài sản luôn mang tính ý chí, đó chính là mục đích và động cơ của các chủ thể tham gia quan hệ tài sản. Tuy nhiên, ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí nhà nước.

_ Đối tượng của quan hệ tài sản là những tài sản theo quy định của pháp luật dân sự và phải là những tài sản được phép lưu thông.

Nói một cách chung nhất quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là những quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nhiên, bình đẳng và tuân theo quy luật giá trị

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân

của cá nhân tổ chức được pháp luật thừa nhận. Quyền nhân thân gắn với tài sản (q sở hữu tài sản, quyền sở hữu trí tuệ) và không gắn với tài sản (uy tín, hình ảnh,danh dự)

_ Quan hệ hệ nhân thân không gắn liền với tài sản ( quyền tác giả, quyền và tên gọi, hình ảnh, uy tính)

_ Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản ( quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp)

Câu 12: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến Pháp

Khái niệm

Luật hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các quy định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất, gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, và công nghệ, địa vị pháp lý của công nhân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp

Đối tượng điều chỉnh của Luật hiến pháp Việt Nam là những quan hệ xã hội quan trọng gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quốc phòng- an ninh, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức, và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp được chia thành các nhóm sau:

Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực chính trị

 Nguồn gốc quyền lực của nhà nước.

 Hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước.

 Các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa nhà nước, Đảng, cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

 Các quan hệ xã hội xác định các chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế:

 Các quan hệ xã hội xác định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế.  Chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của Nhà

nước với nền kinh tế.

Những quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực văn hoá-xã hội

Các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định mục đích chính sách phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ của Nhà nước, các chính sách xã hội của nhà nước.

Những quan hệ chủ yếu giữa công dân và Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân, quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Những quan hệ chủ yếu trong quá trình hình thành và hoạt động của bộ máy nhà nước

Luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp

Luật hiến pháp tác động đến các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó bằng hai phương pháp.

Thứ nhât: Phương pháp định hướng

Luât Hiến Pháp quy định những nguyên tắc quan trọng nhằm định hướng cho xử sự của các chủ thể luật hiến pháp.

Thứ hai: Phương pháp mệnh lệnh.

Khi Quốc hội thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của Nhà nước.

Câu 13 : Tham nhũng là gì? Các đặc trưng cơ bản của tham nhũng.

Trả lời Khái niệm:

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi gây thiệt hại cho nhà nước và công dân

Những đặc trưng cơ bản của tham nhũng:

1. Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn

Đặc điểm của tham nhũng là chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó (khoản 3, Điều 1, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).

Nhìn chung, nhóm đối tượng này có đặc điểm đặc thù so với các nhóm đối tượng khác như: họ thường là những người có quá trình công tác và cống hiến nên có nhiều kinh nghiệm; được đào tạo có hệ thống, là những chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những người có quan hệ rộng và có uy tín xã hội nhất định và thậm chí có thế mạnh về kinh tế. Những đặc điểm này của chủ thể hành vi tham nhũng chính là yếu tố gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xét xử hành vi tham nhũng.

2. Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao

“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” để vụ lợi là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Khi thực hiện hành vi tham nhũng, kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng. Một người có chức vụ, quyền hạn nhưng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó thì không có hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó đều được coi là hành vi tham nhũng. Ở đây có sự giao thoa giữa hành vi này với các hành vi tội phạm khác, do vậy cần lưu ý khi phân biệt hành vi tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi

Hành vi tham nhũng là hành vi cố ý. Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi không cố ý thì hành vi đó không là hành vi

tham nhũng. Vụ lợi ở đây được hiểu là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng. Như vậy, khi xử lý về hành vi tham nhũng, không bắt buộc chủ thể tham nhũng phải đạt được lợi ích.

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tham nhũng chủ yếu dựa trên căn cứ xác định những lợi ích vật chất mà kẻ tham nhũng đạt được để từ đó quyết định mức độ xử lý. Lợi ích vật chất hiện nay trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ. Thêm nữa, các lợi ích vật chất và tinh thần đan xen rất khó phân biệt; ví dụ như: việc dùng tài sản của Nhà nước để khuyếch trương thanh thế, gây dựng uy tín hay các mối quan hệ để thu lợi bất chính. Trong trường hợp này, mục đích của hành vi vừa là lợi ích vật chất, vừa là lợi ích tinh thần...

Đối với khu vực tư, khi có vụ việc tham nhũng xảy ra, pháp luật đã có những sự điều chỉnh nhất định. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, người có chức vụ, quyền hạn trong các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khu vực tư cấu kết, móc nối với những người thoái hoá, biến chất trong khu vực công hoặc lợi dụng ảnh hưởng của những người này để trục lợi. Trong trường hợp đó, họ trở thành đồng phạm khi người có hành vi tham nhũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Câu 14. Phân tích các nguyên nhân và hâụ quả của tham nhũng ở Việt Nam hiện nay ?

Khái niệm tham nhũng: Chắc ai cũng thuộc rồi nên thôi :D

3 đặc trưng của tham nhũng:

+ Chủ thể : Điểm đặc biệt của chủ thể tham nhũng so với chủ thể của những đối tượng khác là tính quyền lực ( chức vụ, quyền hạn). Quyền lực là khả năng bao quát, kiểm soát, chi phối, tác động của các chủ thể khác vì những mục đích xác định.=> Quyền lực trở thành đối tượng của tham nhũng bởi đây là yếu tố quyết định nguyên nhân và mục đích của hành vi tham nhũng.

+ Cách thức: Chủ thể lợi dụng chức vụ quyền hạn ( vi phạm pháp luật) một cách không đúng đắn. Lợi dụng chức vụ quyền hạn một cách không đúng đắn là bất chấp quy định của pháp luật để cố ý làm điều sai trái (vd: cảnh sát giao thông gợi ý người vi phạm giao thông đưa tiền)

=> Trong trường hợp này các chủ thể thực hiện hành vi với danh nghĩa là công chức của nhà nước.

+ Động cơ mục đích của tham nhũng ngày càng đa dạng và tinh vi hơn rất nhiều.

Nguyên nhân của tham nhũng:

Từ khi nhà nước được ra đời, quyền lực được hình thành => Xuất hiện những hình thức tham nhũng trong các bộ máy quyền lực của nhà nước. Xét về mặt lý luận thì từ khi hình thành nhà nước quyền lực bắt đầu xuất hiện rơi vào tay vua chúa và quan lại , từ đó họ lợi dụng quyền lực này để làm lợi cho bản thân. + Xét về mặt thực tế nước ta bị hơn 1000 năm Bắc thuộc nên bộ máy nhà nước cũng được tổ chức theo mô hình của những nhà nước phương Bắc dẫn tới chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách quản lý đó.

+ Thời kì tự chủ nhà nước chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng của Trung Quốc mà trong đó là bộ máy quản lý nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD: Tư tưởng nho giáo ăn sâu vào tâm trí người Việt, quan lại phải phục vụ nhà vua, phải trung quân ái quốc. Quan thì sợ vua , nhân dân thì sợ quan lại. (Nịnh trên nat dưới)

Văn hóa quản lý là phải phục tùng triều đình, phục tùng cấp trên, quan lại thì tự cho mình là cha mẹ của nhân dân ( quan phụ mẫu) => Từ đó lợi dụng để vở vét của nhân dân, biếu xén cấp trên để thăng quan tiến chức.

+ Phong kiến nửa thuộc địa nhà nước ta vẫn duy trì bộ máy phong kiến , các quan lại người Việt về thực chất chỉ là bù nhìn là tay sai cho bọn đế quốc. Bên cạnh đó còn tồn tại một bộ máy thuộc địa do các quan Thầy người Pháp quản lý. Lợi dụng tâm lý sợ hãi quan của nhân dân từ trước để cai trị.

=>Không giải quyết được vấn đề tham nhũng mà 2 bộ máy này còn tạo điều kiện cho tham nhũng tồn tại và phát triển lớn hơn về quy mô.

+ Sau năm 1945 nhà nước CHDCND ra đời và được hoàn thiện năm 1975 thì do nhiều yếu tố có cả chủ quan , khách quan về kinh tế và những hậu quả của chính trị mà tham nhũng vẫn còn tồn tại âm ỉ và có xu hướng bùng phát sau quá trình đổi mới của nhà nước.

 Về văn hóa

+. Giao tiếp ứng xử thì quan niệm đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, dĩ hòa vi quý.

+ Văn hóa trong chính trị được gói gọn trong câu nói “nhất thân nhì quen” thể hiện ở việc tạo điều kiện cho những người thân, quen biết một cách thái quá, lợi dụng quền lực để đưa con cháu vào bộ máy nhà nước. Các vấn đề thì luôn được giải quyết trên bàn tiệc (diễn ra chủ yếu ở các nước Châu Á), đi du lịch, các thú vui=> Tạo điều kiện để tham nhũng. Văn hóa độc tài luôn đề cao cá nhân, tâm lý là sẵn sàng luồn cúi , nịnh nọt khi có cơ hội để có vị trí cao hơn. (cây đa cây đề)

VD: Đưa người thân vào trong bộ máy nhà nước từ đó cấu kết với nhau để tham nhũng.

 Phong tục tập quán.

Lợi dụng các phong tục tập quán tốt đẹp lì xì, đám tang, cưới xin, mừng thọ , đầy tháng, tân gia, sinh nhật….để biếu xén quà cáp cho cấp trên. Ngoài văn hóa phong bì ra thì giờ đây tham nhung còn biểu hiện bằng những món quà, vocher, vé đi du lịch…

Vd:Tết trung thu tặng bánh trung thu bằng vàng cho con xếp.  Tôn giáo.

Lợi dụng các tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh để thực hiện hành vi hối lộ một cách tinh vi.

Vd: Lợi dụng đám ma để đứng ra làm lễ cầu xiêu, các nghi lễ hầu đồng.

Các đặc trưng của con người. Tính tham lam, ỉ lại, ích kỷ, thích thể hiện quyền lực. Tư duy tiểu nông chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt.

 Sự lãnh đạo của Đảng.

+ Trong những năm qua bộ máy lãnh đạo của Đảng và các cấp đã có những chuyển biến, những chương trình hành động, những hình thức khác nhau để phòng và chống tham nhũng và đạt được những hiệu quả nhât định. Tuy nhiên còn một bộ phận Đảng viên do tha hóa về đạo đức, do lòng tham, thiếu kiên định trong lập trường tư tưởng, thiếu hiểu biết nên vẫn còn phi phạm .

+ Một số quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng còn thiếu hiệu quả, thiếu chiều sâu( phần lớn là tự khai báo) pháp luật Việt Nam chưa có chế tài khai báo, quản lý còn yếu kém.

+ Các cơ quan về phòng chống tham nhũng hoạt động còn thiếu hiệu quả, chỉ mang tính chất hình thức.

+ Các báo cáo, số liệu về phòng chống tham nhũng phần lớn còn chưa được cong khai, chưa có lời giải đáp cho nhân dân.

+ Trình độ nghiệp vụ của bộ máy quản lý ở cấp địa phương còn yếu kém. + Các nguyên nhân khác

 Khủng hoảng kinh tế: Dẫn tới khó khăn trong lĩnh vực kinh tế của nhà nước.

 Ảnh hưởng của các thời kì mở cửa hội nhập dẫn tới các tác động xấu. Vd: Vụ Dương Chí Dũng.

 Lương thưởng cũng như chế độ đãi ngộ còn chưa được tốt. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, càng nhu cầu ngày càng gia tăng mà lương bổng thấp dẫn đến tham nhũng ngày càng nhiều.

Hậu quả của tham nhũng: + Trong lĩnh vực kinh tế.

Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong xây dựng cơ bản. -Tham nhũng gây tổn thấy lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế.

-Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn tới môi trường kinh doanh, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dẫn tới chậm tốc độ phát triển của nền

Một phần của tài liệu Đề cương pháp luật đại cương (Trang 38 - 50)