Hình 2.6. Trang bìa Tạp chí Rừng và Môi trường

Một phần của tài liệu BCH - Vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí khoa học của ngành Lâm nghiệp hiện nay (Trang 50 - 117)

được Xấu Chọn % Chọn % Chọn % Chọn % KH&CN LN 7 1.4 162 33.9 288 60.3 20 4.2 KHLN 5 1 191 40 266 55.7 15 3.1 Rừng & MT 98 20.5 171 35.8 201 42.1 6 1 Có thể thấy qua biểu đồ 1 như sau:

Hình 2.3: Đánh giá của độc giả về trang bìa tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp

Theo khảo sát, với 477 độc giả khi được hỏi về tính thẩm mĩ của trang bìa, cả ba tạp chí phần lớn đều được đánh giá ở mức “khá đẹp” và chấp nhận được, tỉ lệ bạn đọc đánh giá ở mức đẹp và xấu đều ít và rất ít.

Với tạp chí Khoa học & Công nghệ Lâm nghiệp, được 1.4% đánh giá là đẹp, 33.9% đánh giá khá đẹp; 60.2 đánh giá ở mức bình thường và đặc biệt, có 32/295 người, chiếm 4.2 % đánh giá ở mức xấu.

Qua quan sát trực tiếp, có thể nhận thấy, ở Tạp chí Khoa học & Công nghệ Lâm nghiệp, việc sử dụng hình ảnh trên trang bìa còn chủ quan, thiếu đầu tư, chưa mang tính hệ thống.

Hình 2.4: Trang bìa Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp

Khảo sát thấy rằng ở các số: 2,3,5 thì có sử dụng hình ảnh tại trang bìa 1, song các số: 1, 4 thì lại không sử dụng hình ảnh. Tiếp đến ở vị trí bìa 4, ở các số 1,2,4,5, thì dùng quá nhiều ảnh, ở các số 3, số 6 lại để trống. Các hình ảnh thường được sử dụng lấy nguồn từ một số hoạt động, sự kiện của trường Đại học Lâm nghiệp, có thể thấy, nếu biết sử dụng hình ảnh chọn lọc, có đầu tư thì đây cũng là một kênh quảng bá rất tốt cho Nhà trường nói chung cũng như cho hoạt động khoa học công nghệ của trường nói riêng, song các hình ảnh được sử dụng chưa hợp lý: ví dụ: hình ảnh Giải chạy việt dã báo Hà Nội mới; hình ảnh tổng kết công tác Đoàn, Hội, hình ảnh giao lưu...Mặt khác, các hình ảnh được sử dụng đều không có chú thích; hoặc có quá nhiều người xuất hiện trong hình ảnh cũng là một điều không nên, cho thấy sự chưa chuyên nghiệp trong khâu thiết kế, lựa chọn hình ảnh.

Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp sử dụng trang bìa thiếu ấn tượng, hầu như không sử dụng hình ảnh, có thể thấy trang bìa của tạp chí KHLN là ít được quan tâm nhất; ta có thể bắt gặp hình ảnh trang bìa từ thiết kế, bố cục đến màu sắc có sự trùng lặp với trang bìa của tạp chí Công nghệ sinh học. Có thể thấy qua hình ảnh sau:

Bìa Tạp chí Công nghệ sinh học Bìa Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp

Hình 2.5: Trang bìa Tạp chí Công nghệ sinh học và tạp chí Khoa học Lâm nghiệp

Xu hướng không sử dụng hình ảnh trên trang bìa 1 thường là phổ biến với các tạp chí khoa học. Có thể thấy ở trang bìa của một số tạp chí quốc tế lớn cũng thường gặp, tuy nhiên, có thể không sử dụng hình ảnh, song các tạp chí sẽ đạt hiệu quả cao nếu biết cách tạo sự thu hút độc giả một cách khéo léo bằng cách thiết kế bảng tex, tên tạp chí, sologan, hoặc các gam màu đối lập, tạo sự hấp dẫn cho độc giả. (Tham khảo Phụ lục 6)

Tại trang bìa của tạp chí Rừng và Môi trường, được đánh giá có sự đa dạng và tính thẩm mĩ cao hơn cả, sự kết hợp giữa măng - séc, hình ảnh, bố cục màu sắc tạo cho người đọc cảm giác thân thiện, dễ tiếp cận. Tạp chí đã thể hiện được tính thẩm mĩ, bố cục rõ ràng, suyên suốt và có hệ thống. Các hình ảnh được sử dụng trong trang bìa 1 có thể là nụ cười rạng rỡ của các thiếu nữ đồng bào Dao, là hình ảnh các chiến sĩ kiểm lâm chung tay cùng đồng bào dân tộc trồng rừng, hoặc có khi là những cảnh đẹp núi rừng nơi địa đầu tổ quốc...

Hình 2.6: Trang bìa Tạp chí Rừng và Môi trường

Hình ảnh trên trang bìa tạp chí là những hình ảnh tốt, được sử dụng phù hợp với chủ đề nội dung, được chọn lọc và được bố trí khá linh hoạt. Tuy có thể tạo được sự thu hút với bạn đọc, đặc biệt là cán bộ cơ sở, song xét về nguyên tắc đảm bảo quy chuẩn của tạp chí khoa học thì những hình ảnh này lại không phù hợp. Ngoài ra, ở trang bìa Tạp chí Rừng và Môi trường đã sử dụng một chi tiết và đạt hiệu quả cao, tạo được nét đặc trưng xuyên suốt cho các số tạp chí, đó là câu khẩu hiệu trích từ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “ Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ và xây dựng thì rừng rất quý”. Lời dạy của Bác đã trở thành tâm niệm cho ngành lâm nghiệp nhiều thế hệ. Đây không chỉ như một câu khẩu hiệu, nó đã trở nên như một dấu ấn vào tâm trí những ai đang trong nghề nói riêng cũng như nhân dân Việt Nam nói chung.

2.3. Vấn đề sử dụng kênh truyền tải và nghiên cứu công chúng của các tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp

2.3.1. Vấn đề sử dụng kênh truyền tải

Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cùng với nhu cầu thông tin ngày càng nâng cao đang đặt hệ thống báo chí truyền thông trước những

cơ hội và thách thức không nhỏ trong vấn đề lựa chọn và sử dụng cách thức chuyển tải thông điệp cho công chúng, nhóm đối tượng một cách đầy đủ, trọn vẹn và hiệu quả nhất. Hiện nay, báo in đang bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại hình truyền thông hiện đại, song ưu thế của loại hình tạp chí với những nội dung chuyên sâu, có tính chọn lọc cao chính là thế mạnh để tạp chí có thể giữ vững vai trò và phát triển mạnh mẽ nếu có chiến lược đúng đắn. Cách mạng 4.0 với sự cải tiến vượt bậc của công nghệ cho phép con người tối ưu hóa chu trình hoạt động với sự liên kết chặt chẽ trên cơ sở tự động hóa, nâng năng suất công việc, từ đây, vấn đề sử dụng kênh truyền tải đối với các tạp chí khoa học cũng được tiếp cận nhiều cơ hội mới. Mỗi loại hình báo chí thông thường việc truyền tải thông điệp thực hiện qua các kênh như in ấn, đăng tải, truyền dẫn, phát sóng...theo đặc thù của mỗi loại hình. Hiện nay hệ thống tạp chí khoa học trong nước chủ yếu truyền tải qua hai kênh chính: in ấn và đăng tải trên tạp chí điện tử.

Về sử dụng kênh in ấn:

Vấn đề của các tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp đang gặp phải là số lượng in ấn, phát hành rất hạn chế, một phần vì các tạp chí mang tính đặc thù ngành nên kén công chúng, mặt khác tầm ảnh hưởng của các tạp chí chưa cao. Bên cạnh đó, còn có tạp chí lúng túng vì chưa có cơ chế rõ ràng trong phát hành, định giá, nên có nhiều trường hợp, độc giả muốn mua song tạp chí không có cơ chế bán dẫn đến độc giả khó tiếp cận với tạp chí.

Hiện nay, các tạp chí khoa học của ngành Lâm nghiệp có duy nhất tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp có xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh với 2 kỳ một năm, các tạp chí còn lại mới dừng lại ở việc có phần tóm tắt bằng tiếng Anh của mỗi bài báo. Trước yêu cầu đòi hỏi hội nhập, nếu không xuất bản tiếng Anh thì các công trình khoa học mới chỉ dừng lại ở phạm vi khoa học trong nước, chưa có ảnh hưởng cũng như nhận được sự quan tâm quốc tế.

Đối với tạp chí Khoa học Lâm nghiệp: định kỳ tạp chí xuất bản theo quý, mỗi năm ra 4 số, ngôn ngữ tiếng Việt, mỗi số đăng từ 15-25 bài báo khoa học.

Mỗi kỳ tạp chí xuất bản từ 200 - 500 bản in, các bài báo đều được đăng toàn văn trên website của Viện Khoa học Lâm nghiệp tại địa chỉ: www.vafs.gov.vn.

Có nhiều lợi thế hơn cả về nguồn lực, tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp hiện xuất bản ở hai ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh với 6 kỳ/năm: 04 kỳ bằng tiếng Việt, 02 kỳ bằng tiếng Anh; mỗi kỳ tối đa 200 trang, Số lượng bản in, theo Giấy phép hoạt động tối đa là 10.000 bản/kỳ, song hiện tại tạp chí mới dừng lại ở mức 500 -1000 bản/kỳ.

Năm 2016, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Lâm nghiệp đã xuất bản 04 số tiếng Việt và 02 số bằng Tiếng Anh. Song hành với bản in, tạp chí đã cập nhật, công bố toàn bộ các bài viết lên website: www.vnuf.edu.vn.

Đối với tạp chí Rừng và Môi trường, là tạp chí thuộc Hội liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp. Khác với hai tạp chí đã nêu ở trên, Ban Biên tập tạp chí Rừng và Môi trường có định hướng tiếp cận khách hàng công chúng bằng việc chú trọng hơn về hình thức bản in gọn nhẹ, dễ đọc với trang bìa màu sắc bắt mắt. Tạp chí duy trì hoạt động, hai tháng ra một kỳ và các số chuyên đề, đặc san, thường xuyên cải tiến về nội dung và hình thức, phục vụ kịp thời cho sự phát triển của Ngành và của Hội trong từng thời kỳ.

Hiện tại, mỗi năm tạp chí Rừng và Môi trường xuất bản 6 số chính và khoảng 3 đến 5 chuyên san theo đơn đặt hàng, mỗi số tạp chí xuất bản trên dưới 1000 bản in.

Tạp chí Rừng và Môi trường là loại tạp chí thông tin khoa học, đã phát hành ra thị trường, song đang phải đối diện nhiều khó khăn trong khâu phát hành. Mỗi số, tạp chí xuất bản ngoài gửi báo biếu còn được phân về các chi Hội trên cả nước. Tạp chí bản in có giá bán là 20.000đ. Hiện tại, tạp chí chưa chia sẻ trên mạng internet.

Vấn đề sử dụng kênh điện tử

Xu thế hội nhập toàn cầu sâu rộng với kỷ nguyên 4.0 đang mở ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức cho hệ thống báo chí truyền thông nói chung và tạp chí khoa học nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽ

đã có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động xuất bản báo chí. Và sự thực, ở nhiều nước phát triển, xuất bản điện tử là một phương thức cơ bản của hoạt động xuất bản. Quá trình ra đời và hoàn thiện không ngừng của tạp chí điện tử, với những tiện ích vượt trội so với tạp chí in đã và đang mở ra nhiều cơ hội to lớn cho xuất bản tạp chí khoa học.

Trong hệ thống tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp, đặc biệt là ba tạp chí được khảo sát, có thể thấy sự quan tâm đến kênh tạp chí điện tử chưa được chú trọng một cách thích hợp. Cả ba tạp chí đều chưa có hệ thống website riêng biệt theo đúng tư cách một kênh truyền thông. Đối với hai tạp chí Khoa học Lâm nghiệp và Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, bạn đọc quan tâm chỉ có thể tiếp cận qua internet một phần tóm tắt các bài báo khoa học và mục lục thông qua một chuyên mục nhỏ từ website của cơ quan chủ quản, ngoài ra, việc liên lạc, tương tác trực tiếp với tòa soạn rất hạn chế. Đối với Tạp chí Rừng và Môi trường thuộc Hội Khoa học Kĩ thuật Lâm nghiệp, tuy Hội có báo điện tử: Bảo vệ Rừng và Môi trường từ năm 2016, song chưa có sự liên kết với Tạp chí Rừng và Môi trường.

Với sự phát triển của công nghệ truyền thông hiện đại, yêu cầu ứng dụng tạp chí điện tử là tất yếu để các tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp có thể hội nhập và phát triển. Bên cạnh việc rút ngắn tối đa chu trình truyền thông của tạp chí khoa học song vẫn đảm bảo về chất lượng, tăng tính tương tác, mặt khác, thông qua hệ thống phát hành trực tuyến, các tạp chí, nhà xuất bản có thể trực tiếp cung cấp cho độc giả, bán hàng cho tất cả các khách hàng trên thế giới mà không cần phải mất thời gian, phí in ấn, vận chuyển, không phụ thuộc vào hệ thống phát hành, cộng vốn đầu tư không đòi hỏi quá lớn, phạm vi thị trường không phải là khu vực địa lý xác định mà là phạm vi toàn cầu, tất cả khách hàng có nhu cầu đọc, tìm hiểu, nghiên cứu đều có thể dễ dàng truy cập chỉ với một chiếc điện thoại, máy tính nối mạng. Bên cạnh đó, tạp chí điện tử có nhiều thế mạnh không thể phủ nhận với các hình thức trình bày sinh động, hấp dẫn như âm thanh, hình ảnh, màu sắc và tính tương tác cao. Có thể thấy các tạp chí điện

tử nổi tiếng thường thu hút độc giả rất hiệu quả qua hình thức infographic, đó chính là sự thể hiện khoa học của nghệ thuật với các hình ảnh trực quan để mô phỏng cho những dữ liệu thông tin, giúp người dùng dễ dàng thu thập dữ liệu một cách nhanh nhất nhờ các biểu tượng, các icon từ thiết kế đồ họa.

Hơn nữa sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện tử, kỹ thuật số qua các thiết bị cá nhân như : Iphone, Ipad, Kindle, Smartphone, Smartpad… thêm vào đó khả năng cung cấp internet ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn đã tác động mạnh mẽ đến phương thức đọc của nhân loại, đó là sự kết hợp của tính khoa học chính xác với tốc độ thông tin nhanh chóng, tính diễn đàn cao.

Kênh truyền tải tạp chí điện tử đang phát triển mạnh trong hệ thống tạp chí khoa học trở thành tất yếu bởi những hiệu quả to lớn mà nó mang lại. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khiến các tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp vẫn chưa phát triển tạp chí điện tử. Đây là những hạn chế cần sớm khắc phục để các tạp chí khoa học của ngành tăng tính diễn đàn, nâng cao chất lượng cũng như uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển hội nhập ngày càng cao.

2.3.2. Vấn đề nghiên cứu công chúng

Với vai trò cung cấp thông tin, kiến thức cho những đối tượng công chúng nhất định, tạp chí khoa học chuyên ngành chuyên chở thông tin chuyên biệt đến giới nghiên cứu khoa học, chính sách góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực trong lâm nghiệp; Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ trong ngành và phổ biến chính sách đến các đối tượng tượng thuộc ngành này. Để khảo sát công chúng tạp chí, tác giả đã thực hiện bảng hỏi trên 477 người thực hiện khảo sát với các kết quả như sau:

Qua khảo sát trên 500 phiếu với 477 mẫu phiếu hợp lệ gồm 400 công chúng là giảng viên, học viên, sinh viên của trường Đại học Lâm nghiệp cùng 77 nhà khoa học trong ngành, tác giả có thống kê tỉ lệ như sau:

Hình 2.8: Biểu đồ trình độ độc giả tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp

Thường thì tạp chí thuộc lĩnh vực nào sẽ phục vụ công chúng của lĩnh vực đó. Tuy nhiên, cũng có những tạp chí chuyên ngành có độ phủ rộng rãi tới nhiều đối tượng bạn đọc vì thông tin lĩnh vực đó gần gũi và sát thực đối với nhiều đối tượng công chúng. Ngoài ra, các tạp chí chuyên ngành cũng tìm tòi phương thức mở rộng đối tượng bạn đọc qua một số chuyên trang, chuyên mục hướng tới đại chúng - những đối tượng có liên quan, chịu sự điều chỉnh của ngành, của lĩnh vực đó.

Hình 2.9: Biểu đồ mức độ tiếp cận các tạp chí khoa học ngành Lâm nghiệp

Trong tổng số 477 phiếu khảo sát, một điều đáng mừng là các tạp chí đều có số lượng theo dõi, đón đọc khá đông. Như Tạp chí Rừng và Môi trường có

lượng công chúng thường xuyên đọc tương đối cao 35.8%. Trong số 171 độc giả thường xuyên của tạp chí này có 2 giáo sư, 46 tiến sĩ, 50 thạc sĩ và 35 cử nhân, kỹ sư, 36 độc giả là sinh viên của trường Đại học Lâm nghiệp, đây là đối tượng trẻ có nhiều quan tâm và đang tiếp cận hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhìn

Một phần của tài liệu BCH - Vấn đề tổ chức nội dung các tạp chí khoa học của ngành Lâm nghiệp hiện nay (Trang 50 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w