Ngân hÀng nhÀ nƯỚC Việt naM

Một phần của tài liệu 2015-Ban-tin-TV-2 (Trang 47 - 48)

thảo đó là nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 101/2012/nĐ-Cp ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và tập trung vào một vấn đề đó là: khái niệm “phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”với quan điểm sau:

Về mục tiêu loại bỏ các loại tiền ảo, tiền điện tử: để phục vụ cho mục tiêu đề cập tại tờ trình liên quan đến các loại tiền ảo, tiền điện tử… , bên cạnh việc quy định về các loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như tại Dự thảo, chắc chắn Ban soạn thảo cần cân nhắc những quy định khác trực tiếp về loại đơn vị tiền tệ cũng như kiểm soát về các vấn đề khác liên quan.

Các loại phương tiện thanh toán: Dự thảo quy định liệt kê rõ 07 loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và 01 loại “quét” (“các phương tiện khác được ngân hàng nhà nước chấp thuận sử dụng trong giao dịch thanh toán”).

tuy nhiên, việc để ngân hàng nhà nước tùy ý quyết định về “loại phương tiện thanh toán” mới mà không có tiêu chí, điều kiện hay trình tự cụ thể nào cho việc “chấp nhận” của ngân hàng nhà nước (ví dụ: khi nào thì một loại phương tiện mới có thể được chấp thuận, chấp thuận ở mức độ nào, với các đối tượng nào, chấp thuận theo thủ tục nào…) sẽ dẫn tới các nguy cơ:

Rủi ro về pháp lý:trong khi các loại phương tiện

thanh toán truyền thống thì phải được quy định trong văn bản cấp nghị định thì các loại mới, rủi ro hơn, khó nhận diện hơn, lại chỉ cần bằng văn bản chấp thuận của ngân hàng nhà nước – và cũng không rõ tiêu chí gì để chấp thuận;

Rủi ro cho doanh nghiệp:cơ chế quá mở (mà

thực tế là không có cơ chế) đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể nhìn thấy trước, dự đoán trước về xu hướng liên quan tới việc chấp thuận/không chấp thuận các phương tiện thanh toán mới, cũng không có cơ sở nào và cách thức nào để có ý kiến với ngân hàng nhà nước về vấn đề này.

từ những phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo quy định cẩn trọng hơn ít nhất là về các tiêu chí và thẩm quyền quy định về những phương tiện thanh toán khác ngoài 07 loại nêu trên.

ngân hÀng nhÀ nƯỚC Việt naM

Việc để Ngân hàng Nhà nước tùy ý quyết định về “loại phương tiện thanh toán” mới mà không có tiêu chí, điều kiện hay trình tự cụ thể nào cho việc “chấp nhận” của Ngân hàng Nhà nước sẽ dẫn tới các nguy cơ rủi ro về pháp lý và rủi ro cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 2015-Ban-tin-TV-2 (Trang 47 - 48)