Qua 27 năm xây dựng và phát triển đại học vùng, mô hình đại học 2 cấp ở Việt Nam là mô hình quản lý hoàn toàn mới, dần được hoàn thiện về cơ chế quản lý và từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống giáo dục đại học trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đối với mô hình đại học vùng, cơ chế quản lý hiện hành còn khá bất cập.
Cơ chế quản lý và phân cấp cho Đại học Huế không khác nhiều so với các đại học trọng điểm khác, đây là khó khăn bất cập lớn khi phải điều hành một mô hình đại học 2 cấp quy mô lớn như hiện nay. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những quy định, phân cấp cho 3 đại học vùng như: Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục thành viên, hiện nay đã được thay thế bằng Thông tư số 10/2020/TT-BGDĐT ngày 14/5/2020 và trước đó, xuất phát từ thực tế điều hành hoạt động của 3 đại học vùng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 3360/QĐ-BGDĐT-TCCB ngày 21/6/2005 về việc phân cấp quản lý cho Đại
học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng. Thực tế thì các trường đại học thành viên của đại học vùng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, có quy mô ngày càng lớn. Đây là vấn đề mâu thuẫn nội tại bên trong các đại học vùng, mâu thuẫn giữa quản lý tập trung với tư cách là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực với đòi hỏi phải phân cấp ngày càng nhiều hơn cho các trường đại học thành viên.
Việc phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia sẽ gỡ được “nút thắt” về cơ chế quản lý và mô hình đại học vùng hiện nay, giúp cho Đại học Huế có quyền tự chủ cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; được đầu tư nguồn vốn xây dựng, phát triển đại học và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ…, phát triển thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước.
Phát triển thành Đại học Quốc gia, Đại học Huế sẽ có cơ chế quản lý điều hành được hoàn thiện và phát huy hiệu quả: các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc và thuộc Đại học Quốc gia được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao, mở và liên thông, liên kết, phát huy lợi thế chuyên môn hóa trong khuôn khổ quản lý và điều phối thống nhất của Đại học Quốc gia; kết hợp chặt chẽ đào tạo và nghiên cứu khoa học, phối hợp hiệu quả giữa các ngành, lĩnh vực, sử dụng chung đội ngũ cán bộ khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, lý luận chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất...) và cơ sở vật chất - kỹ thuật của Đại học Quốc gia. Cơ cấu tổ chức Đại học Quốc gia như vậy cho phép các đơn vị chủ động tập trung các nguồn lực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất... liên quan đến chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình.
Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW; Nghị quyết số 10/NQ-TU ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy về Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch 19/KH-UBND ngày 8/02/2013 triển khai thực hiện với nhiều nội dung trong đó, mục tiêu là: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia. Hệ thống mạng lưới trường đại học phát triển hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị dạy và học hiện đại, đồng bộ; đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với nghề nghiệp, có khả năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hình thành nền kinh tế tri thức”. Về chỉ
tiêu giáo dục đại học, cao đẳng, kế hoạch chỉ rõ: “Xây dựng Đại học Huế là Đại học Quốc gia và đầu mối giao lưu, hợp tác với các tổ chức, đại học có uy tín trong khu vực và thế giới; hình thành Khu Đô thị Đại học Huế; Hoàn thiện quy hoạch và hệ thống các đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng với các trường, khoa, viện nghiên cứu, trung tâm và các cơ sở khác trong một cơ cấu thống nhất, đồng bộ và hiện đại”.
Bên cạnh đó Đại học Quốc gia Huế cũng khẳng định với vai trò, vị thế nòng cốt và tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, với tiềm lực mạnh về đội ngũ và cơ sở vật chất, Đại học Quốc gia Huế hoàn toàn có thể thực hiện tốt các chương trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của các tỉnh vùng miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ.
Có thể khẳng định, để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; tiếp tục phát huy truyền thống và lợi thế của Đại học Huế trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; khắc phục những hạn chế về cơ chế hiện nay của đại học vùng, việc phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và đúng với Kết luận số 48-KL/TW, Thông báo số 175-TB/TW ngày 01/8/2014, Nghị quyết số 54-NQ/TW và Nghị quyết số 83/NQ-CP.
Chƣơng III.
CƠ SỞ VÀ NỀN TẢNG XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC HUẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN 2045