ĐỘI DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ PHƢỚC HÕA LONG

Một phần của tài liệu Dong Nai nhung don vi anh hung- R (Trang 55 - 58)

3. Bẻ gãy trận càn của quân Öc tại Trảng Dầu

ĐỘI DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ PHƢỚC HÕA LONG

Xã Phƣớc Hòa Long nay là một ấp của xã Phƣớc Long Thọ, huyện Long Đất, tỉnh Đồng Nai, tiếp giáp chi khu Đất Đỏ và xã Phƣớc Thọ (nay là 1 ấp của xã Phƣớc Long Thọ) về phía đông nam; phía bắc giáp xã Phƣớc Lợi (nay là xã Phƣớc Long Hội); phía tây là đƣờng 44 tiền và núi Minh Đạm, căn cứ của Huyện ủy Long Đất. Đƣờng số 52 chạy suốt từ nam đến bắc xã.

Xã có 4 ấp: Hòa Hƣơng, Hòa Hội, Hòa Hiệp, Gia Thạnh dân số khoảng 1500 ngƣời, sống với nghề làm lúa, trồng các loại cây ăn trái, thợ nề, thợ mộc. Nhân dân Phƣớc Hòa Long có truyền thống yêu nƣớc, truyền thống đấu tranh cách mạng trong kháng chiến chống Pháp .

Phƣớc Hòa Long thuộc vùng Đất Đỏ, một trong những điểm bình định của địch ở huyện Đất Đỏ. Phƣớc Hòa Long là một địa bàn ta bám trụ, lấy lƣơng thực và tiến công địch ở chi khu, chi cảnh sát, kiểm soát đƣờng 52 từ Đất Đỏ xuống Phƣớc Hải. Kiểm soát đƣợc Phƣớc Hòa Long, địch còn bịt kín đƣợc một cửa khẩu quan trọng của cách mạng từ vùng 3 (Đất Đỏ) và vùng 1 (căn cứ Minh Đạm). Từ năm 1966, Phƣớc Hòa Long cũng là trọng điểm đánh phá của quân Mỹ và chƣ hầu đánh thuê Úc với những chiến thuật thâm độc nhƣ hàng rào mìn, ụ ngầm, lá chắn.

Địch bố trí tại đây một đại đội bảo an, 1 trung đội dân vệ, 1 phân khu quân sự, 1 đội phòng vệ dân sự cùng với bọn cảnh sát, bình định nông thôn, tề xã ấp để kìm kẹp đánh phá cách mạng. Từng lúc quân ngụy ở chi khu Đất Đỏ, đƣợc quân Mỹ, Úc xuống hỗ trợ để đánh phá cách mạng.

Sau khi lực lƣợng vũ trang huyện Long Đất tiến công địch tại Long Mỹ ngày 6-4-1960, phong trào đấu tranh toàn huyện phát triển rộng và mạnh. Đội du kích xã Phƣớc Hòa Long thành lập gồm 3 đồng chí vừa tổ chức diệt ác phá kìm, vừa tuyên truyền xây dựng cơ sở trong xã.

Năm 1961, kết hợp bộ đội huyện, đội du kích đã tấn công đồn Phƣớc Hòa Long, kết hợp phát động nhân dân nổi dậy đốt đuốc, đánh trống, mõ hù dọa địch, phá rã hoàn toàn hệ thống kìm kẹp của địch, bọn tề xã ấp 14 tên đều trốn chạy vào thị trấn Đất Đỏ, xã Phƣớc Hòa Long co bản đã đƣợc giải phóng. Hàng chục thanh niên thoát ly đi chiến đấu, đội du kích phát triển lên 1 tiểu đội, hƣớng dẫn nhân dân xây dựng xã chiến đấu, giữ đƣợc thế làm chủ đến năm 1962.

Giữa năm 1962, địch càn vào xã xây dựng hàng rào ấp chiến lƣợc để tách dân khỏi lực lƣợng cách mạng, hòng cô lập lực lƣợng cách mạng. Đội gặp nhiều khó khăn, nhất là về lƣơng thực, phải đƣa bớt lực lƣợng về trên, giữ lại một bộ phận nòng cốt, bám ấp xây dựng lại cơ sở, vận động nhân dân vừa phá ấp vừa đấu tranh đòi tự do đi lại, vận động tiền mua kìm cắt kẽm, phá hàng rào. Bên ngoài ấp, đội phục kích đánh bọn bảo an, dân vệ đi mở đƣờng; đƣa lực lƣợng trên về tập kích, gây cho địch nhiều thiệt hại, đồng thời tiến hành

diệt ác đánh rã đội thanh niên chiến đấu ở xã. Từ tháng 8-1964, đội du kích cùng nhân dân đã giải phóng cơ bản hai ấp Hòa Hội, Hòa Hƣơng.

Tháng 12-1964, kết hợp chiến dịch Bình Giã đƣờng số 2 và đợt tiến công chi khu Đất Đỏ, đội đồng loạt tiến công địch, phát động nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lƣợc giải phóng hoàn toàn xã Phƣớc Hòa Long.

Đầu năm 1966, lữ đoàn dù 173 Mỹ cùng quân ngụy càn vào Đất Đỏ, và căn cứ Minh Đạm, chuẩn bị cho quân Úc vào làm nhiệm vụ bình định. Tháng 6-1967, Úc triển khai hàng rào mìn M16. E3 chạy dài từ núi Da Quy đến Phƣớc Hải hơn 10 km chia cắt 3 vùng Đất Đỏ, hàng rào mìn tại xã dài gần 3 km, cắt đứt giao thông đƣờng bộ giữa xã và căn cứ Minh Đạm.

Trong phong trào gỡ mìn, trái trong hàng rào Úc, toàn đội du kích tích cực tham gia. Đội còn phát huy sáng kiến đào hầm, trụ ngay trong hàng rào Úc để địch không thể phát hiện. Kho lƣơng thực của đội cũng đƣợc xây dựng trong hàng rào Úc, đảm bảo an toàn . Ngoài ra đội còn dùng mìn của Úc gài bảo vệ căn cứ và đánh lại chúng có kết quả.

Cuối năm 1967, hàng rào mìn của Úc mất hiệu lực. Trong cuộc tiến công Xuân 1968, đội tiến công địch tại đồn Phƣớc Hòa Long, làm chủ xã ấp 3 ngày, phá hủy nhiều cầu cống trên trục đƣờng 23,52.

Từ ngày 1 đến ngày 4-9-1968, đội du kích cùng nhân dân bao vây địch trong đồn, đắp mô, phá đƣờng 23,52 hỗ trợ cho đợt tiến công của bộ đội huyện vào chi khu và chi cảnh sát Đất Đỏ.

Năm 1969, địch xây dựng 36 ụ ngầm quanh Đất Đỏ, riêng xã Phƣớc Hòa Long có 16 ụ, mỗi ụ cách nhau từ 100m đến 150m để ngăn chặn cách mạng. Ngoài rừng, địch cho xe ủi cắt địa hình thành từng ô để xe cơ giới cơ động. Bên trong ấp, bọn cảnh sát, bình định tiến hành phân loại dân, đánh phá cơ sở.

Do trụ đƣợc ngay trong hàng rào Úc trƣớc đó, đội du kích vẫn đột vào ấp diệt ác, dẫn đƣờng bộ đội tỉnh vào đánh diệt ụ ngầm làm địch hoang man. Đến cuối năm 1969, hàng chục ụ ngầm ở xã bị đánh sập, số còn lại, địch không dám ở ban đêm.

Năm 1970, bọn Úc tung biệt kích dày đặc ở ngoài để ngăn chặn từ xa. Bên trong xã, ấp, chúng căng dày phân ô và tiến hành xăm hầm bí mật của ta, có lúc chúng làm liên tục trong 30 ngày, gây cho ta nhiều thiệt hại. Đội du kích vẫn kiên quyết bám địa bàn đánh địch. Phát huy tinh thần sáng tạo, khắc phục khó khăn, đội dùng mìn M16,E3 của Úc gài tại chòm Dầu ( tây lộ 52) bẻ gãy trận càn của Úc, diệt 1 trung đội 37 tên, trong đó có 1trung tá, hạn chế đƣợc sự đánh phá của địch bên ngoài.

Trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, đội du kích cùng bộ đội huyện đánh địch tại Đất Đỏ. Tháng 1-1973, đội cùng nhân dân nổi dậy phá rã bộ máy tề xã ấp làm thất bại âm mƣu “tràn ngập lãnh thổ” của địch.

Từ sau hiệp định Pa-ri (1973), đội tập trung vào hai nhiệm vụ chống lấn chiếm và bình định. Trong hai năm từ 1973 đến 1975, đội cùng bộ đội tỉnh, huyện đánh sập 13 ụ ngầm của địch xây dựng lại.

Ngày 26-4-1975, đội du kích và nhân dân nổi dậy tiến công địch, giải phóng hoàn toàn xã Phƣớc Hòa Long.

Trong 15 năm chiến đấu,đội du kích xã Phƣớc Hòa Long đã tác chiến 360 trận ( đánh độc lập 200 trận), diệt 150 tên, diệt gọn 1 trung đội lính Úc, bắt sống 5 tên, thu 15 súng ( có 1ĐK, 2 cối 81 và 60 ly), gỡ 1.000 mìn M16.E3, 350 lựu đạn, thu lƣợm 10.000 đạn các loại, đánh sập 26 ụ ngầm,hủy 1 xe M- 113, 1 xe jeep,2 cống, giải tán đội phòng vệ dân sự 63 tên. Đồng thời xây dựng đƣợc 15 hầm bí mật, xây dựng 12 du kích mật, vận động đƣợc 200 tâu binh nhập ngũ.

Đội đã đƣợc tặng thƣởng 1 huân chƣơng chiến công hạng nhì, 1 cờ Phạm Văn Cội, nhiều bằng khen, giấy khen.

Ngày 6-1-1978,đội du kích xã Phƣớc Hòa Long vinh dự đón nhận danh hiệu ANH HÙNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN do Quốc hội và Chính phủ tặng.

Để giành thắng lợi vẻ vang, đội du kích xã Phƣớc Hòa Long và nhân dân trong xã đã vƣợt quan nhiều khó khăn, gian khổ, hy sinh, 5 lần chi bộ xã phải xây dựng lại, 5 lần ban chỉ huy xã đội đã thay nhau vì thiệt hại nặng. Quá trình chiến đấu của đội nổi lên mấy đặc điểm truyền thống:

Trong khó khăn gian khổ, đội luôn luôn giữ vững lập trƣờng, kiên định lý tƣởng cách mạng,, tin tƣởng vào thắng lợi cuối cùng, bám chặt nhiệm vụ chính trị trên cơ sở quán triệt Nghị quyết, chỉ thị của trên.

Luôn luôn bám trụ địa bàn, biết phát động và xây dựng đƣợc cơ sở cách mạng rộng, vững, nắm chắc địch.

Tinh thần tự lực tự cƣờng cao, mƣu trí, sáng tạo, dùng vũ khí địch đánh địch hiệu suất cao, kết hợp chặt chẽ hai lực lƣợng bên trong và bên ngoài, chủ động đánh địch bằng nhiều hình thức phong phú.

Một phần của tài liệu Dong Nai nhung don vi anh hung- R (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)