Qua bảng 4.4: Ta thấy trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 180 lần, phun sát trùng trong và xung quanh chuồng 170 lần, quét và rắc vôi đường đi 89 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao. Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều
lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo lao động, đi ủng, đeo khẩu trang, đội mũ, ...
4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái của trại Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái của trại
Loại lợn
Lợn hậu bị
mang thai
Qua bảng 4.5 cho thấy: đàn lợn nái sinh sản và đàn lợn hậu bị của trại được tiêm phòng đầy đủ với tỷ lệ an toàn cao 99,46% đến 100%.
Để giảm khả năng mắc bệnh cho đàn lợn việc tiêm phòng bệnh bằng vắc xin là rất cần thiết. Sử dụng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để đảm bảo sự phát triển và sinh sản của đàn lợn nái được ổn định và bền vững.
Thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng vắc xin sẽ giúp cho đàn lợn nái cũng như đàn lợn con sau này tránh được rất nhiều bệnh truyền nhiễm. Giúp giảm chi phí cho việc chữa bệnh và giúp đàn lợn ổn định về số lượng và chất lượng.
4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại
4.3.3.1. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản tại trại
Để đánh giá được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại, chúng em tiến hành theo dõi 72 con lợn nái sinh sản. kết quả được thể hiện ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản
Tháng theo dõi 6 7 8 9 10
Qua bảng 4.6 cho thấy: Đàn lợn nái của trại mắc các bệnh như sau: lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất, tỷ lệ mắc bệnh 31,94%, rồi đến bệnh sát nhau và bệnh viêm vú, tỷ lệ mắc bệnh lần lượt là 4,17% và 2,78%.
Để giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn nái nhằm hạn chế bệnh sản khoa ở lợn nái cần nâng cao sức đề kháng cho lợn trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ. Điều chỉnh tăng, giảm thức ăn hỗn hợp thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó. Có như vậy mới hạn chế được việc can thiệp bằng tay hay dụng cụ sản khoa, từ đó sẽ hạn chế được việc làm tổn thương đường sinh dục của lợn nái. Bên cạnh đó cần đảm bảo chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa Hè và kín gió về mùa Đông.
Qua đây em thấy rằng trong chăn nuôi cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái vì khi lợn nái nhiễm bệnh thì không những ảnh hưởng trực tiếp đến con nái bị bệnh, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn con
4.3.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái tại trại
Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại
Tên bệnh
Viêm tử cung Viêm vú Sát nhau
Qua bảng 4.7 cho thấy: Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con và một số bệnh đối với lợn con tại trại có tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao.
100%, sát nhau tỷ lệ khỏi đạt tỷ lệ khỏi đạt 100%, bệnh viêm tử cung tỷ lệ khỏi là 95,65%.
Qua chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái, em nhận thấy: để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, làm tăng nhiệt độ trong chuồng.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.
Phác đồ điều trị - Bệnh viêm tử cung:
Tiêm Vetri LA: liều lượng 1ml/10kg TT. Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml.
Thụt rửa tử cung bằng thuốc iodine 10%: liều lượng 10 ml/1 lít nước - Bệnh viêm vú:
Dùng khăn nhúng nước ấm trộn với thuốc Iodine 10% (10 ml/1 lít nước) để lau vú.
Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml. - Bệnh sát nhau:
Tiêm Oxytocin: liều lượng 2-3 ml. Tiêm pendistrep L.A: 1ml/20kg TT.
4.4. Kết quả thực hiện các thao tác khác tại trại
Bên cạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, trong quá trình thực tập em còn tực tiếp tham gia vào một số thao tác khác, từ đó được rèn luyện tay nghề và nắm được thao tác, yêu cầu và ý nghĩa của từng công việc cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8. Kết quả thực hện các công tác chuyên môn khác.
STT Công việc
1 Mài nanh, bấm đuôi
- Tiêm chế phẩm ỉon –
2 dexatra 20%
- Cho uống diacoxin 5%
3 Thiến lợn đực
4 Mổ hernia
Qua bảng 4.8 cho thấy: trong tổng số lợn con của trại thì em đã được giao cho chăm sóc 136 con lợn con. Thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt và cho uống diacoxin 5% em đã hoàn thành tốt 100%. Ngoài ra, em còn được trực tiếp thiến lợn đực và mổ hernia với tỷ lệ an toàn khá cao từ 88,88% đến 97,62%.
Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là 1 ngày hoặc hai ngày sau khi đẻ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau. Sau khi mài nanh bấm đuôi xong lợn con được tiêm chế phẩm iron - dextran 20% phòng bệnh thiếu máu ở lợn, sau đó cho uống diacoxin 5% phòng bệnh cầu trùng.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề em có một số kết luận sau:
- Cơ cấu đàn lợn của trại khá ổn định, dao động từ 41203 con (năm 2018) và 48025 con (năm 2020).
- Hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái của trại khá tốt, trong đó: tỷ lệ lợn đẻ thường chiếm 91,67%, tỷ lệ khó đẻ phải can thiệp chiếm khoảng 8,33%.
- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái sinh sản khá cao 31,94%, còn bệnh sát nhau và viêm vú thấp hơn lần lượt là 4,17% và 2,78%.
- Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái đạt hiệu quả khá cao từ
95,65% đến 100%.
- Công việc mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt và cho uống diacoxin 5% em đã hoàn thành tốt 100%. Ngoài ra, em còn được trực tiếp thiến lợn đực và mổ hernia với tỷ lệ an toàn khá cao từ 88,88% đến 97,62%.
- Đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại lợn Nam Việt được tiêm phòng
đầy đủ, đạt tỷ lệ 100%.
- Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn của trại luôn được thực hiện nghiêm ngặt với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.
- Em đã trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 180 lần, quét và rắc vôi đường đi 89 lần, phun sát trùng 170 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao.
5.2. Đề nghị
- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ mắc bệnh.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Trekaxova A.V, Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản (người dịch Nguyễn
Đình Chi), Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
2.Bilken (1994), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
3.Nguyễn Khánh Quắc, Từ Quang Hiển, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Văn Phùng (1995), Giáo trình chăn nuôi lợn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
4. Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến, Võ Trọng Hốt, Phạm Sỹ
Lăng (1996), Chăn nuôi lợn ở gia đình và trang trại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Huy Hoàng (1996), Tự trị bệnh cho heo, Nxb Tổng hợp, Đồng Tháp
6. Trương Lăng (1996), Nuôi lợn gia đình, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 29 - 35.
8.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến
ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.165 - 169.
14. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học động vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKY thú y tập 17.
16. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Thâu (2013), “Thực trạng hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa
(M.M.A) và ảnh hưởng của hội chứng này đến năng suất sinh sản của lợn nái”, Tạp chí KHKT thú y.
17. Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội
18. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.
19. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh vàhiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 – 56.
20. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La
Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
II. Tài liệu nước ngoài
21. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40- 57.
23. UrbanV.P., SchnurV.I., Grechukhin A.N.“The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik
selskhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 - 75.
24. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med.
2007 Nov., 54(9), p. 491.
25. White B. R., Mc Laren D. G., Dzink P. J., Wheeler M. B. (2013),
“Attainment of puberty and the mechanism of large litter size in Chinese Meishan females versus Yorkshire females”, Biology of Reproduction, 44, p. 160
III. Tài liệu internet
26. Duy Hùng (2011), Bệnh viêm vú ở lợn nái,
http://nongnghiep.vn/benh- viem-vu-o-lon-nai-post65605.html |
Một số công tác nuôi dưỡng và chăm sóc lợn
Hình ảnh 1: Tiêm lợn nái Hình ảnh 2: Cho lợn con ăn