Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bện hở lợn nái hậu bị tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trang trại, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn cùng với cán bộ kỹ thuật thú y trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho lợn nái hậu bị. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện chuẩn được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ lợn khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em cùng cán bộ kỹ thuật thú y trại tiến hành theo dõi lợn ở các ô chuồng phát hiện những lợn có biểu hiện khác thường và có phác đồ kịp thời.

Bảng 4.5. Số lợn mắc bệnh viêm phổi trên tổng số lợn theo dõi Tháng 6/2020 7/2020 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 Tổng

Qua bảng 4.5. em đã chăm sóc cho 443 con lợn trong đó có 89 con trên tổng đàn bị mắc bệnh viêm phổi, chiếm 20,09%. Trong 6 tháng em thực tập tại cơ sở em có nhận xét là: vào thời gian tháng 11/2020 là thời gian lợn mắc viêm phổi nhiều nhất và thơi gian lợn mắc viêm phôi ít nhất vào thời gian tháng 6/2020 do thời tiết giao mùa và trong thời gian đầu lợn mới chuyển về thường bị stress lên rất rễ mắc bệnh viêm phổi.

Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị hội chứng hô hấp cho đàn lợn nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cho đàn lợn nái hậu bị nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) 6/2020 7/2020 8/2020 9/2020 102020 11/2020 Tính chung

Kết quả bảng 4.6. cho thấy, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn hậu bị trong 6 tháng. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của trưởng trại và trưởng khu, em đã phát hiện được 82 con lợn có biểu hiện hội chứng hô hấp và sử dụng thuốc điều trị là thuốc nhập khẩu nước ngoài dufamox 15% L.A 1ml/15kg TT Tiêm bắp 5 mũi (2 ngày tiêm 1 mũi) dinamutili 20% 1ml/20kg TT Tiêm bắp 5 mũi (2 ngày tiêm 1 mũi) và được tiêm thêm thuốc bổ vitamin C. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là đạt mốc trung bình với hiệu lực đạt 100%.

4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn nái hậu bịnuôi tại trại nuôi tại trại

Bảng 4.7. Số lợn mắc bệnh viêm khớp trên tổng số lợn theo dõi Tháng 6/2020 7/2020 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 Tổng

Số lợn em chăm sóc và theo dõi chỉ có 21 con bị viêm khớp, chỉ chiếm 4,74% trên tổng đàn 443 con trong 6 tháng thực tập tại cơ sở. Trong đó, có tháng 9/2020 là có số lợn bị mắc bệnh viêm khớp nhiều nhất, chiếm 5,45% trên tổng đàn vì lợn đang trong tuổi phát trển nhanh và vận động quá nhiều trong lúc di chuyển lên xe, tháng 6/2020 là tháng có số lợn bị viêm khớp ít nhất, chiếm 0,00% trên tổng đàn vì lúc này lợn đã quen đàn và số lượng ít chuồng rộng nên tỉ lệ viêm phớp không có.

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn nái hậu bị nuôi tại trại Tháng theo dõi 6/2019 7/2020 8/2020 9/2020 10/2020 11/2020 Tính chung

Qua bảng 4.9. cho thấy em đã được tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn nái hậu bị nuôi tại trang trại. dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thú y trại, em đã phát hiện được 21 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng thuốc điều trị: Stepen LA 1ml/10kg TT tiêm 3 mũi (2 ngày tiêm 1 mũi) và tiêm thêm diclofenac 2,5% 1ml/10kg TT. Kết quả tỷ lệ lợn khỏi bệnh là 100%.

4.4. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất

Khi đến thời gian xuất lợn, quản lý trại trực tiếp sắp xếp người đuổi lợn từ cửa chuồng đi ra đến cầu cân và thông báo cho người trong chuồng đuổi lợn ra cửa và thời gian cụ thể để đuổi lợn.

Khi xe vào trại phải được sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn, sau khi xuất lợn bộ phân bên ngoài tiến hành phun sát

4.4.1. Xuất lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 11 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Đuổi lần lượt lợn lên xe.

- Khi đuổi phải đuổi lần lượt từ 5 - 10 con một lượt theo khối lượng khách yêu cầu.

- Sau khi, xuất xong phải quét rọn sạch sẽ, quét khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

- Bộ phận phía ngoài khi bán xuất lợn tiến hành phun sát trùng quanh khu vực xe đậu, khi xuất hết lợn cũng tiến hành thao tác phun sát trùng quanh khu vực.

Kết quả thực hiện công việc xuất lợn được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại

Đợt xuất 24/8/2020 26/8/2020 27/8/2020 28/8/2020 30/8/2020 25/10/2020 28/10/2020 29/10/2020 31/10/2020 1/11/2020 2/11/2020 Tính chung

4.4.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Em đã được tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại. + Dội vôi sút đường đuổi lợn

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng. + Sơn lại song sắt trong chuồng.

+ Phun sát trùng để một ngày đóng kín cửa không bật quạt.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có bị hỏng không, nếu có thì báo về cho đội cơ điện.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, máng ăn tự động, núm uống, bạt, trần. + Nếu có hỏng gì thì báo về tổ cơ điện để sửa chữa hoặc thay mới. + Lắp bóng điện úm chờ lứa mới.

+ Dội vôi sút nền chuồng và các vách. + Xông formol.

4.5. Nhập lợn và vệ sinh chuồng trại trước khi nhập lợn

Trong thời gian thực tập, em cũng được tham gia trực tiếp vào 3 lần nhập lợn. Quá trình nhập lợn được thực hiện gồm các bước sau:

+ Chuẩn bị vệ sinh rửa nền chuồng và các vách, máng ăn các ô 1 lần để tránh bụi bẩn và tồn dư của vôi sút ảnh hưởng đến lợn con.

+ Lau lại cửa kính và quét mạng nhện.

+ Thắp sẵn bóng úm các ô lợn chuẩn bị đưa lợn về, chỉnh lại dây điện, bạt úm để an toàn nhất tránh lợn con cắn tới dây điện úm.

+ Rắc thức ăn vào máng số lượng nhỏ để rèn luyện cách ăn cho lợn con và nhận biết vị trí ăn không vệ sinh tại cửa chuồng.

+ Pha sẵn điện giải cho lợn uống all lyte C 1mg/1 lít nước uống.

+ Pha sẵn sát trùng thật đặc omnicide 6ml/1 lít nước để khi lợn về phun lên người lợn để sát trùng và tránh để lợn đánh nhau.

Kết quả thực hiện công việc nhập lợn được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện nhập lợn tại trại Đợt nhập

1 2 3

Tính chung

Bảng 4.10. Thấy lợn nhập về đã đạt biểu cân 89,15kg đều ở tuần tuổi 24. Đủ điều kiện để làm vắc xin để làm con nái hậu bị.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tại trại lợn Kiên Hảo, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, em đã theo dõi và thực hiện được một số công việc sau:

* Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn

-Thực hiện vệ sinh máng ăn, kiểm tra hệ thống nước uống, chăm sóc đến khi xuất bán 293 lợn hậu bị đạt trọng lượng trung bình 137,60 kg/con.

* Về công tác phòng bệnh

-Thực hiện 75 lần phun sát trùng, tỷ lệ hoàn thành công việc là 96,15%. 26 lần dội vôi khử trùng hành lang trong chuồng, tỷ lệ hoàn thành công việc là 100%; 26 lần vệ sinh quanh trại, tỷ lệ hoàn thành công việc là 100%; 23 lần phun thuốc diệt côn trùng quanh khu chăn nuôi để đảm bảo ATSH, tỷ lệ hoàn thành công việc là 100%.

* Về công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

- Kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao. -Chẩn đoán, phát hiện được 89 con lợn có biểu hiện hội chứng đường hô hấp và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ lợn khỏi bệnh trung bình đạt 100%.

- Chẩn đoán, phát hiện được 21 con lợn có biểu hiện viêm khớp và sử dụng thuốc điều trị. Tỷ lệ khỏi trung bình đạt 100%.

* Những chuyên môn đã được học trong thời gian thực tập: + Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng trên đàn lợn nái hậu bị.

+ Thực hiện chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái hậu bị như: viêm đường hô hấp, viêm khớp.

5.2. Đề nghị

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ lợn mắc các bệnh hội chứng bệnh đường hô hấp, viêm khớp.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.

- Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.

- Trại cần tạo điều kiện và cho sinh viên nhiều cơ hộ, thời gian để học hỏi và thực hành nhiều hơn tại cơ sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Đặng Hoàng Biên (2016), Khả năng sản xuất và đa hình gen PRKAG3 của lợn Lũng Pù và lợn Bản, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi. 2. Đặng Xuân Bình, Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình

nhiễm Actinobaccillus pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập IVX, số 2, tr. 56 - 59.

3. Khuất Văn Dũng (2005), Thực trạng khả năng sinh sản và hiện tượng rối loạn sinh sản, ứng dụng hormone và chế phẩm hormone điều trị một vài hiện tượng rối loạn sinh sản trên đàn bò cái nuôi tại nông trường Hữu Nghị Việt Nam - Mông Cổ, Ba Vì, Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp.

4. Trương Quang Hải, Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Quang Tuyên, Cù Hữu Phú, Lê Văn Dương (2012), “Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng Streptococcus suisPasteurella multocida ở lợn mắc viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 7/2012), tr.71 - 76.

5. Đặng Văn Kỳ (2007), “Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) và kinh nghiệm phòng chống”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 76 - 80.

6. Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2/2012), tr.30.

7. Phạm Sỹ Lăng (2007), “Bệnh Liên cầu khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tài liệu hội thảo hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản và bệnh liên cầu khuẩn ở lợn, tr. 148-156.

8. Lê Văn Năm (2013), “Bệnh viêm phổi địa phương - suyễn lợn”, Báo tổ quốc, phát hành ngày 18/7/2013.

9. Trịnh Phú Ngọc (2001), Xác định một số đặc tính sinh vật và các yếu tố độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh phía Bắc, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc Gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, tr. 59.

11. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý (2005), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, (số 4/2005).

12. Nguyễn Ngọc Phục (2004), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

13. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 196.

15. Trần Huy Toản (2009), Điều tra, xác định bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae và một số vi khuẩn cộng phát khác gây ra cho lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng, đề xuất biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.

16. Vũ Đình Tôn và KS. Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

17. Herenda D., Chambers P. G., Ettriqui, Soneviratna, Daislva I. J. P., (1994),

Cẩm nang về kiểm tra thịt tại lò mổ dùng cho các nước đang phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 175 - 177.

18. Higgins R., Gottschalk M. (2002), “Streptococcal diseases, Diseases of swine”, pp. 563 - 573. J Clin Microbiol, No. 17, pp. 993 - 996.

19. Hughes, James (1996), Maximising pigs production andreproduction, Compus, hue University of Agriculture and Forestry, September. 20. Katri Levonen (2000), The detection of respiratory diseseases in swine

herds by means by means of antibody assay on colotrum from sow,

Department of Food and Environment Hygiene, Faculty of Veterinary Medicine, University of Helsinki.

21. Tajima M., Yagihashi T. (1982), “Interaction of Mycoplasma

hyopneumoniae with the porcine respiratory epithelium as observed by electron microscopy”, Infect. Immun., 37, pp. 1162 - 1169.

22. Thacker, E., (2016), Mycopasmal diseases. In: straw.B.E., Zimmerman, J.J., D ’Allaire, S., Tailor, D.J. (Eds.), Diseases of Swine. 9th ed. Blacwell Publishing Ltd., Oxford, UK, pp. 701 - 71.

23. Whittlestone P. (1979), “Mycoplasmas in pigs”, The Mycoplasma, vol. II, Academic Press, Inc., New York, pp. 133 - 166.

III. Tài liệu internet

24. Muirhead M., Alexander T. (2010), Reproductive System, Managing Pig Health and the Treat of Disease, http://www.thepigsite.com

Ảnh 1: Phun sát trùng khu vực bán lợn Ảnh 2: Quét dọn chuồng trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái hậu bị tại trại lợn kiên hảo, huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w