Lịch sát trùng trại lợn nái

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 59)

Thứ Trong chuồng Chủ nhật 2 3 4 5 6 7

4.2.2.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con Bảng 4.7. Quy trình phòng bệnh bằng vắc - xin cho trại lợn nái

Loại lợn Lợn con Lợn nái hậu bị Lợn nái sinh sản

( Nguồn: Kỹ sư Phan Bá Tuấn cung cấp

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra

được tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái tại trại và sau đây là kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả tiêm phòng bệnh bằng thuốc tại trại

Loại lợn Tiêm vắc xin phòng bệnh

Tiêm sắt

Lợn con Cầu trùng (cho uống)

Tiêm vắc xin Dịch tả

Tiêm vắc xin LMLM (Aftopor) Lợn nái

Tiêm vắc xin dịch tả (Colapest) Bảng 4.8 là quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái bằng vắc

xin của trại. Lợn con từ 3 ngày tuổi sẽ được tiêm sắt để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con, đồng thời tăng sức đề kháng cho lợn con và 100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng, em đã tham gia tiêm sắt được 3.814 con, nhỏ cầu trùng được 3.814 con. Tiêm phòng vắc xin dịch tả cho 3.648 con. Lợn nái được tiêm phòng vắc xin coglapest và aftopor được 316 con. Tỷ lệ an toàn khi tiêm vắc xin cho lợn con và lợn nái là 100%.

Định kỳ hàng năm vào các tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vắc xin giả dại.

- Đối với lợn đực: Lợn đực hậu bị mới nhập về được 3 tuần thì tiêm phòng vắc xin dịch tả coglapest, 4 tuần tiêm vắc xin lở mồm long móng aftopor, vắc xin giả dại begonia.

Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 bằng vắc xin dịch tả coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm vắc xin lở mồm long móng aftpor, vắc xin giả dại begonia.

Bảng 4.9. Kết quả vệ sinh sát trùng chuồng trại STT

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày

2

quanh chuồng trại

3 Quét và rắc vôi đường đi

Từ kết quả bảng 4.9 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 180 lần (đạt tỷ lệ 100% so với số lần phải vệ sinh trong 6 tháng) vệ sinh chuồng và rắc vôi bột đường đi 166 lần (đạt tỷ lệ 92,22% so với số lần phải rắc vôi chuồng trong 6 tháng tại trại). Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 3 lần/tuần. Em đã thực hiện phun sát trùng 65 lần (đạt tỷ lệ 83,33%). Trong thời gian thực tập tại trại dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh lân cận của trại như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương… vì vậy từ tháng 1 năm 2019 công tác vệ sinh, sát trùng, phòng bệnh tại trại được thắt chặt, tăng số lần vệ sinh chuồng trại, vệ sinh sát trùng, rắc vôi đường đi nhằm tăng khả năng phòng chống dịch bệnh.

4.2.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợnNhâm Xuân Tiến Nhâm Xuân Tiến

4.2.4.1. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh. Tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái của trại được trình bày ở bảng 4.10

Bảng 4.10. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trạiChỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Bệnh sát nhau Bệnh viêm tử cung Bệnh viêm vú

Bệnh bại liệt sau sinh

Bảng 4.10. cho thấy: trong tổng số 317 lợn nái em trực tiếp chăm sóc trong thời gian 6 tháng , có 11 con mắc bệnh sót nhau, 20 con mắc bệnh viêm tử cung, 7 con mắc bệnh viêm vú, 5 con mắc bệnh bại liệt sau sinh.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao nhất chiếm 6,30% là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi với điều kiện như nuôi dưỡng, chăm sóc và thời tiết không thuận lợi. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và

Tỷ lệ mắc viêm vú ở lợn nái nuôi tại nhà là 2,20%, nguyên nhân chủ yếu thường do kế phát viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương…

Số lợn nái bị sót nhau là 11 con chiếm 3,47%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sót nhau.

Bệnh bại liệt sau sinh có tỷ lệ mắc thấp (1,57%), nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình chăm sóc chưa cung cấp đủ các chất khoáng và nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong khẩu phần thức ăn thiếu canxi, phốt pho. Chuồng trại thiếu ánh sáng nên cơ thể lợn thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, nhưng do sau khi sinh lợn nái thường xuyên được gọi dậy ăn 3 lần/ngày nên tránh được hiện tượng bại liệt sau sinh.

4.2.3.1. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến

Trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sau khi đẻ, em đã thu được kết quả điều trị một số bệnh thường gặp của trại. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.11:

Bảng 4.11. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trạiChỉ tiêu Chỉ tiêu Tên bệnh Bệnh sát nhau Bệnh viêm tử cung

Bảng 4.11. cho thấy: trong 11 lợn mắc bệnh sót nhau, điều trị khỏi 9 con, tỷ lệ khỏi 81,82%

20 lợn mắc bệnh viêm tử cung điều trị có 18 con khỏi đạt 90%. 7 con mắc bệnh viêm vú điều trị có7 con khỏi đạt 100%.

5 con mắc bệnh bại liệt điều trị có 3 con khỏi đạt 60%.

Như vậy, kết quả điều trị một số bệnh ở lợn nái nuôi tại trại là khá cao từ (60 – 100%); trong đó tỷ lệ cao nhất thấy ở viêm vú (100%) sau đó là viêm tử cung (90%), thấp nhất là bại liệt (60%) bệnh viêm vú có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và chữa trị, lợn mẹ thường mệt mỏi, bỏ ăn, vú sưng đỏ, cứng.

Bệnh viêm vú trại em dùng vetrimoxin LA liều 1ml/10kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ khỏi là 90% trong tổng số con mắc bệnh. Theo em tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại, chưa thích nghi với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái tại trại.

Đối với bệnh viêm tử cung trại điều trị bằng thuốc oxytocin liều 1ml/con + kháng sinh vetrimoxin LA liều 1ml/10kgTT để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát. Điều trị liên tục trong 3 ngày.

Đối với bệnh bại liệt có tỉ lệ khỏi thấp là 60%, vì khi lợn đã mắc bệnh khả năng phục hồi cơ xương rất khó, khả năng đi lại, vận động cũng khó khăn.

Với bệnh bại liệt sau sinh thì trang trại dùng Mg-calcium với liều 60 ml/con, tiêm bắp, điều trị trong 2 - 3 ngày kết hợp với kiểm tra thức ăn, hỗ trợ con vật trở mình thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ nền chuồng để tránh chỗ nằm lâu bị thối loét.

Đối với bệnh sót nhau có tỷ lệ khỏi là 81,82% trong tổng số con mắc bệnh, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể là lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau khi đẻ nhau không ra hết. Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại hoặc bào thai quá to, dịch thai nhiều, tử cung co bóp kém. Ngoài ra cũng có thể do trong thời gian có thai lợn mẹ ít vận động, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là canxi.

Đối với bệnh sót nhau, trại dùng oxytocin liều 2 ml/con để tăng cường co bóp cơ trơn tử cung, giúp đẩy nhau thai, sản dịch ra ngoài nhanh hơn. Kết hợp dùng kháng sinh để điều trị và phòng viêm nhiễm tái phát bằng vetrimox LA với liều lượng là 1ml/10kg TT. Điều trị trong 3 ngày. Sau khi nhau thai, dịch tử cung ra hết em ra dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.

Những con nái sau quá trình điều trị nhưng không có kết quả tốt trại thường loại thải theo lịch loại thải của công ty CP.

4.3. Kết quả thực hiện các công việc khác

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và thực hiện một số công việc khác như: mài nanh, bấm tai, thiến lợn đực…

Kết quả được trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các công việc khác

STT Công việc

1 Bón sữa lợn còi

2 Mài nanh, bấm tai,cắt đuôi

3 Thiến lợn đực

Qua bảng 4.12. có thể thấy, trong thời gian thực tập em có thực hiện một số công việc khác như sau:

- Bón sữa cho heo con còi đạt (100%).

- Mài nanh, bấm tai, cắt đuôi cho 2816 lợn con đạt tỷ lệ (100%). - Thiến cho 812 lợn đực, đạt tỷ lệ ( 96,89% an toàn).

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Em có một số kết luận như sau:

- Về quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.

- Trực tiếp đỡ đẻ cho 317 lợn nái, trong đó có 308 trường hợp đẻ thường và 9 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ 2,83%

- Mài nanh, bấm tai, cắt đuôi cho 2.816 lợn con trong tổng 2.816 và đạt tỷ lệ ( 100%).

- Thiến 812 lợn đực trong tổng 838 lợn đực, đạt (96,89%).

- Điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản như: bệnh bại liệt sau sinh có tỷ lệ khỏi bệnh đạt 60,00%, bệnh sát nhau đạt 81,82%, bệnh viêm tử cung đạt 90,00% và viêm vú đạt (100%).

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích đánh giá em có một số ý kiến đề nghị như sau:

1. Đầu tư nâng cấp thêm về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dụng cụ thú y. 2. Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y.

3. Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Đặng Vũ Bình (2000): Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Bình (2005), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thit, Nxb Nông nghiêp,̣Hà Nội.

3. Trần Thi ̣Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất

lơṇ thit siêu nac ̣xuất khẩu, Nxb Nông nghiêp - Hà Nội.

̣

6. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyêñ Văn Thanh (2002), Sinh sản

gia súc, Nxb Nông nghiêp , Hà Nội.

̣

7. Đào Trọng Đạt (2000), Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

9. Văn Lệ Hằng, Đạo Đức Thà, Chu Đình Tới (2009), Sinh sản vật nuôi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Khắc Tích, Đinh Thị Nông (2000), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Đicḥ Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, tập II, Nxb Nông nghiêp,̣Hà Nội.

12. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên, Tạ Thúy Hạnh, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thọ (2014), Bệnh của lợn tại Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

13. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Văn Thanh, Trịnh Đình Thâu, Phạm Kim Đăng (2013), “Biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn mắc hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa”, Tạp

chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 11, số 5, tr 641 - 647.

16. Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sin sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Phạm Ngọc Thạch, Chu Đức Thắng, Đàm Văn Phải, Phạm Thị Lan Hương (2013), Giáo trình Thú y cơ bản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên

đàn lợn nái ngoại nuôi và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí khoa học kỹ

thuật thú y, tập X, tr 55 - 65.

20. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa

học kỹ thuật, thú y, tập 17.

21. Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi thú y cơ bản, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

22. Đào Thị Minh Thuận (2010), Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung ở

đàn lợn nái sinh sản nuôi theo mô hình trang trại tỉnh Thái Bình và thử nghiệm 1 số biện phòng, trị bệnh, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp.

23. Trung tâm chẩn đoán và cố vấn thú y (2010), Một số bệnh trên heo và

24. Phùng Quang Trường, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoài Nam (2016), “Một số bệnh sinh sản thường gặp và kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn rừng trong điều kiện nuôi nhốt”, Tạp chí Khoa học

Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5, tr 885 – 890.

25. Phạm Khánh Từ, Hoàng Nghĩa Duyệt, Dư Thanh Hằng, Đào Thị Phượng, Nguyễn Văn Chào, Nguyễn Thị Lộc (2014), “Khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi ở vùng gò đồi huyện Cam lộ tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế.

26. Trịnh Văn Tuấn (2015), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại nhâm xuân tiến, huyện đông hưng, tỉnh thái bình (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w