BÀI 1 3: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂ U)

Một phần của tài liệu VAN MAU 12 (Trang 142 - 156)

II. Đọc hiểu 1 Tình huống

3/ Phong cách nghệ thuật:

BÀI 1 3: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA ( NGUYỄN MINH CHÂ U)

Đề 1: Trình bày vài nét ngắn gọn về tác giả Nguyễn Minh Châu?

Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay".

Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Tác phẩm chính : Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành , Bến quê , phiên chợ Giát , Chiếc thuyền ngoài xa , ...

Đề 2: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời , xuất xứ , tóm tắt , chủ đề truyện Chiếc thuyền ngoài xa?

Truyện Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Truyện ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đang dần đổi mới , cuộc sống kinh tế có nhiều mặt trái , nhiều tồn tại khiến người ta phải băn khoăn . Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).

Tóm tắt:

Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án toà án huyện, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài , lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải toả nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Thằng Phác, con lão che chở người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạo của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Phùng xông ra buộc lão phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu :không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.

Từ câu chuyện về một bức tranh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

Đề 3 : Hãy phân tích ý nghĩa nhan đề truyện Chiếc thuyền ngoài xa và ý nghĩa của tấm ảnh nghệ thuật ?

Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện gắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu. Tác giả đặt cho truyện ngắn nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” thật sâu sắc, một nhan đề đa nghĩa:

Đây là hình ảnh chiếc thuyền xuất hiện trong phần mở đầu truyện ngắn, theo nghệ sĩ Phùng, đó là một cảnh “đắt” trời cho, là vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích”, khiến cho Phùng cảm động, tưởng như chính mình “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Như vậy “Chiếc thuyền ngoài xa” là biểu tượng về nghệ thuật, là vẻ đẹp cuộc sống.

Theo diễn biến truyện: Chiếc thuyền ngoài xa vào gần bờ, một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền. Người đàn bà đi vào bãi xe tăng hỏng chờ đợi, người chồng đánh vợ một cách tàn bạo, người vợ chấp nhận với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục”.

Người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết. Thật ngạc nhiên, người đàn bà “lạy quí toà” và van xin: “bắt tội”, “bỏ tù” cũng được nhưng “đừng bắt con bỏ nó”. Sự thật được giải đáp khi người đàn bà kể lại câu

chuyện về cuộc đời mình. Người đàn bà chấp nhận những trận đòn một cách “tự nguyện” là bởi ở thuyền “phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba”, bởi đàn bà ở thuyền “phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Như vậy, “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh tồ của gia đình hàng chài với cuộc sống bấp bênh, đầy khó khăn, bất trắc.

Nếu chiếc thuyền ấy không vào gần bờ, không có câu chuyện của người đàn bà trên thuyền kể lại, chỉ nhìn “chiếc thuyền” khi nó ở “ngoài xa” thì làm sao thấu hiểu sự thật? Đây chính là tư tưởng cốt lõi của truyện ngắn: Xa và gần, bên ngoài và thẳm sâu, mới là cái nhìn toàn diện về cuộc sống, cần có một cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới phát hiện ra bản chất thật về cuộc sống và con người.

“Chiếc thuyền ngoài xa” đã trở thành tấm ảnh đẹp, treo ở nhiều nơi, nhất là ở trong các gia đình sành nghệ thuật, nhưng có ai hiểu được câu chuyện con người trên chiếc thuyền ấy. Chỉ có nghệ sĩ Phùng, mỗi khi ngắm nhìn tấm ảnh bao giờ cũng “thấy người đàn bà ấy dang bước ra khỏi tấm ảnh”, một người đàn bà lam lũ, cam chịu, giàu tình thương, lòng vị tha. Đó cungz là thông điệp của tác giả gửi tới người đọc: nghệ thuật luôn gắn liền với cuộc đời.

Bài 14: HỒN TRƯƠNG BA , DA HÀNG THỊT ( LƯU QUANG VŨ )

Đề 1 : Em hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

Lưu Quang Vũ ( 1948-1988) là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại . Ông là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm tám mươi của thế kỉ XX.

Lưu Quang Vũ sinh tại Phú Thọ , xuất thân trong gia đình trí thức , cha là nhà viết kịch nổi tiếng . Ông có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ . Ông phục vụ trong quân ngũ 5 năm từ 1965-1970 . Từ năm 1970-1978 , ông xuất ngũ và làm nhiều nghề để kiếm sống . Từ năm 1978 , ông bắt đầu viết kịch . Những vở kịch của ông gây chấn động dư luận . Năm 1988 , ông đột ngột qua đời trong một tai nạn ô tô cùng người vợ và cậu con trai .

Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ , vẽ tranh , viết kịch , viết văn , phê bình sân khấu . Ông đặc biệt có sở trường về thể loại kịch . Kịch của ông dữ dội , sắc sảo , giàu trăn trở , triết lý về cuộc sống , con người , đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa tư tưởng , có giá trị nhân văn sâu sắc .

, tiêu biểu là :

Các vở kịch : Nàng Xi-ta , Bệnh sĩ , Hồn Trương Ba , da hàng thịt , …

Các tập thơ : Hương cây , Bầy ong trong đêm sâu , Mây trắng của đời tôi , … Tiểu luận : Diễn viên và Sân khấu .

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ là tấm gương quý báu về thái độ lao động nghệ thuật miệt mài , nghiêm túc cống hiến cho nhân dân , đất nước . Năm 2000, Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Đề 2 : Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác , tóm tắt và nêu chủ đề vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịtcủa tác giả Lưu Quang Vũ.

* Hoàn cảnh:

Vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt được sáng tác năm 1981 , đến năm 1984 mới ra mắt công chúng . Đây là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ , đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước . Vở kịch được sáng tác trong không khí đổi mới tư duy , ý thức dân chủ trong đời sống , phong trào đấu tranh chống tiêu cực trong xã hội . Vở kịch gồm 7 cảnh , được tác giả sáng tác dựa trên một cốt truyện dân gian .

* Tóm tắt :

Trương Ba là một người làm vườn , đánh cờ rất giỏi . Đế Thích là tiên cờ , mến tài Trương Ba , cho ông một nắm hương , dặn cách sử dụng khi cần gặp mình . Sau đó Trương Ba đột ngột qua đời do Nam Tào mải đi dự tiệc , bắt chết nhầm ông . Vợ Trương Ba vô tình đốt hương , lên Trời và biết chuyện Nam Tào gạch ẩu tên chồng mình , liền đòi trả mạng sống cho chồng . Đế Thích khuyên Nam Tào sửa sai bằng cách cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt mới chết . Xác anh hàng thịt đang nằm trong quan tài bỗng bật dậy đòi về nhà Trương Ba khiến mọi người ngỡ ngàng . Lí trưởng đòi con

trai Trương Ba hối lộ mới cho Trương Ba ở nhà hàng thịt đến nửa đêm thì được về nhà mình . Hồn Trương Ba giúp chị vợ hàng thịt mổ lợn , bị thể xác xui khiến suýt nữa ở lại đêm cùng chị ta . Hồn Trương Ba bắt đầu đổi tính : uống rượu , thích ăn ngon , nước cờ không hay như cũ . Con trai Trương ba hư hỏng , chỉ nghĩ đén tiền và trục lợi . Vợ Trương Ba đòi bỏ đi . Cháu gái không nhận ông . Con dâu xót xa vì bố chồng đổi tính . Bản thân Trương Ba cũng bất lực với chính mình . Hồn Trương Ba đã tách ra đối thoại với xác hàng thịt , bị xác hàng thịt chế giễu và khẳng định sức mạnh lấn tới của hắn . Hồn Trương Ba đốt hương gọi Đế Thích xuống giải thoát cho mình . Đế Thích gợi ý cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối , xin cho cu Tị được sống , trả lại xác hàng thịt và chấp nhận cái chết . Hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn . Cái Gái và

cu Tị gieo hạt na cho nó mọc thành cây mới .

* Chủ đề :

Vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt qua việc xây dựng xung đột giữa tâm hồn thanh cao của Trương Ba với thể xác phàm tục của anh hàng thịt đã khắc hoạ bi kịch tha hoá và cuộc đấu tranh gay gắt bảo vệ , hoàn thiện nhân cách của con người . Từ đó tác giả đã phê phán một số hiện tượng tiêu cực trong xã hội và gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc về yêu cầu thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.

Đề 3 : Em hãy trình bày xung đột chính trong đoạn trích vở kịch kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt của Lưu Quang Vũ ? Hãy nêu ý nghĩa tư tưởng của xung đột ấy ?

* Xung đột trong trích đoạn vở kịch :

Đoạn trích vở kịch có hai xung đột chính là xung đột giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt và xung đột giữa hồn Trương Ba với những người thân trong gia đình . Hồn Trương Ba , tách ra khỏi xác , bị xác hàng thịt chế giễu đã làm nhiều việc thô thiển . Người thân xa lánh , trách mọc hồn Trương Ba khiến hồn đau khổ , dằn vặt .

* Ý nghĩa tư tưởng của xung đột :

Qua hai xung đột này , tác giả muốn phê phán hiện tượng tiêu cực trong xã hội : một số người chạy theo những ham muốn vật chất , bị thể xác điều khiển , trở nên tha hoá , thô lỗ , phàm tục và phải sống một chác giả tạo . Đồng thời vở kịch còn gửi gắm triết lý nhân sinh sâu sắc : ý nghĩa sự sống con người là ở sự hài hoà giữa thể xác và linh hồn , ở sự đấu tranh với cái xấu , cái ác để hoàn thiện nhân cách cao đẹp .

Bài 15: THUỐC ( LỖ TẤN )

Đề 1 : Trình bày những nét cơ bản về Tác giả Lỗ Tấn .

Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược).

Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khia mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.

Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao

Đề 2 : Hoàn cảnh ra đời , tóm tắt , chủ đề truyện Thuốc .

Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923

Tóm tắt :

Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy giờ) . Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn , vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn.

Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay . Đó là Hạ Du , một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao.

Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất .

Chủ đề :

Truyện Thuốc phản ánh sự u mê của nhân dân TQ trước cách mạng Tân Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của người cách mạng tiên phong Hạ Du .

Đề 3 : Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu .

Nhan đề "Thuốc"

Thuốc, nguyên văn là "Dược" phản ánh một quá trình suy tư nặng nề của Lỗ Tấn (động cơ và mục đích đổi nghề của Lỗ Tấn). Nhận thức rõ thực trạng nhận thức của người dân Trung Quốc thời bấy giờ “ngu muội và hèn nhát”, nhà văn không có ý định và cũng không đặt ra vấn đề bốc thuốc cho xã hội mà chỉ muốn “lôi hết bệnh tật của quốc dân, làm cho mọi người chú ý và tìm cách chạy chữa”. Tên truyện chỉ có thể dịch là Thuốc hoặc Vị thuốc chứ không thể dịch là Đơn thuốc .Nhan đề truyện có nhiều nghĩa.

Tầng nghĩa ngoài cùng , nghĩa đen là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao bằng bánh bao tẩm máu người . Thứ mà ông bà Hoa Thuyên xem là “tiên

Một phần của tài liệu VAN MAU 12 (Trang 142 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w