Trước khi đẻ Dấu hiệu
0 - 10 ngày Vú căng lên và cứng, âm hộ trương mộng 2 ngày Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12 - 14 giờ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa
6 giờ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2 - 4 giờ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút - 2 giờ Tăng nhịp thở, đi lại không yên
15 - 30 phút Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng có lẫn phân su 15 giây - 5 phút Nái nằm nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép
bụng, ép đùi, quẫy đuôi rặn đẻ
Từ những ghi chép về các biểu hiện của lợn nái sắp đẻ, đã giúp ích cho em rất nhiều trong việc củng cố kỹ năng quan sát, theo dõi, cũng như tạo cho em những kinh nghiệm làm việc sau này trong quá trình chăn nuôi lợn nái. Việc xác định được thời điểm lợn nái sắp đẻ cũng giúp cho người chăn nuôi chủ động được công tác chuẩn bị đỡ đẻ cho lợn con và lợn mẹ được chu đáo và cẩn thận, đem lại hiệu quả cao, nâng cao được tỷ lệ nuôi sống của lợn con sau khi sinh.
4.2.1.3. Kết quả đỡ đẻ và can thiệp khi lợn nái bị khó đẻ trong thời gian thực tập
Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng lợn mang thai lên. Trong thời gian này, em được trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn và can thiệp khi lợn đẻ khó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi trong thời gian thực tập
Tháng
Tổng số nái đẻ
(con)
Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 6 53 52 98,11 1 1,89 7 53 51 96,23 2 3,77 8 52 51 98,08 1 1,92 9 54 52 96,30 2 3,70 10 52 51 98,08 1 1,92 11 53 51 96,23 2 3,77 Tổng 317 308 97,17 9 2,83
Qua bảng 4.5. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, sinh viên đã trực tiếp đỡ đẻ cho 317 lợn nái, trong đó có 308 trường hợp đẻ thường và 9 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ 2,83%
Nguyên nhân làm cho lợn đẻ khó có rất nhiều nguyên nhân. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt... Số lợn nái đẻ phải can thiệp tại trại chiếm tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.
* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó Một số biểu hiện lợn đẻ khó:
+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.
+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên lợn con không ra ngoài được.
+ Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.
+ Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.
Cách can thiệp lợn đẻ khó: + Xoa bầu vú.
+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Rửa sạch, sát trùng tay, đeo găng tay bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài (chú ý: khi can thiệp cần chú ý đến cơn rặn của lợn mẹ để quá trình can thiệt dễ dàng và không làm tổn thương đường sinh dục lợn mẹ).
+ Sử dụng oxytocin:
Với lợn đẻ bình thường không phải tiêm oxytocin. Lợn đẻ lứa 5 - 6 trở lên, nếu trong quá trình đẻ lợn mẹ kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm oxytocin.
Đối với lợn hậu bị và lợn nái sinh sản sức khỏe yếu tiêm oxytocin tùy trường hợp.
Liều lượng: 2 ml/con.
* Sử dụng thuốc cho lợn đẻ: + Sử dụng kháng sinh:
- Việc sử dụng kháng sinh cho lợn mẹ được thực hiện 1 lần/ngày vào 1 giờ cố định (8 giờ sáng hoặc 17 giờ chiều).
- Mỗi lợn nái tiêm 3 mũi kháng sinh bắt buộc đề phòng viêm tử cung. - Nếu lợn nái bị viêm tử cung thì phải tiến hành điều trị.
Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái em rút ra được một số kinh nghiệm là:
- Cần phải chú ý đến ngày dự kiến sinh của từng con lợn để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lợn nái đẻ.
- Trước khi đẻ, cần chuẩn bị tốt: khay đựng nhau, dây buộc rốn, giặt và sát trùng khăn lau lợn con, kéo, cồn Iod, ô úm cho lợn con.
- Vệ sinh vùng mông và âm hộ lợn nái trước khi đẻ. Khi lợn đẻ phải chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm để nhận biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ. Nếu con mẹ đẻ khó cần có biện pháp thích hợp để can thiệp kịp thời: xoa bầu vú, dùng oxytocin để kích thích co bóp cơ trơn tử cung (không tiêm oxytocin cho lợn nái khi tử cung chưa mở).
Nếu thai quá to, con mẹ rặn đẻ không được phải nhanh chóng can thiệp đưa con con ra ngoài để tránh ngạt, làm chết những con còn lại trong tử cung. Khi can thiệp phải chú ý sát trùng tay vệ sinh vùng mông, âm hộ, phải tiến hành nhẹ nhàng tránh gây đứt nhau, sây sát niêm mạc tử cung con nái. Những người trực tiếp đỡ đẻ và can thiệp đẻ khó phải cắt móng tay, nếu để móng tay dài có thể làm tổn thương lợn con mới sinh, khi can thiệp đẻ khó có thể làm sây sát niêm mạc tử cung lợn nái.
4.2.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến trại lợn Nhâm Xuân Tiến
4.2.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh
Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”‚ vì vậy trại đã đặt khâu phòng bệnh lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ.
Trong thời gian thực tập, công tác vệ sinh phòng bệnh được áp dụng thường xuyên, bao gồm các công việc sau: dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, vệ sinh tiêu độc xung quanh khu vực chăn nuôi… Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp.
Nguồn nước uống: hệ thống nước sạch được lấy từ giếng khoan về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 - 5ppm.
Phun sát trùng chuồng trại với tỷ lệ 1:200 khi phun chỉ tiến hành phun ở hành lang, đường tra cám và đường lấy phân, không phun trực tiếp lên lợn nái
và lợn con. Nếu phun trực tiếp lên lợn nái và lợn con sẽ dẫn đến lợn nái bị tổn thương da, lợn con dễ bị bệnh tiêu chảy, viêm da vì nồng độ thuốc sát trùng quá đặc, do thuốc sát trùng có mùi khó chịu, nếu vào đường hô hấp có thể gây tổn thương đường hô hấp của lợn con. Tỷ lệ pha sát trùng để lau mông lợn nái và lau các ô chuồng bẩn là 1:3200. Khi pha sát trùng phải chú ý pha đúng tỷ lệ, không nên pha quá ít thuốc sát trùng vì sẽ không đảm bảo tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh, không nên pha thuốc sát trùng quá đặc vì sẽ gây tổn hại niêm mạc, da của lợn nái và lợn con, gây lãng phí làm giảm năng suất chăn nuôi.Vì vậy việc vệ sinh phòng bệnh thường xuyên và liên tục là rất quan trọng làm giảm thiểu đến tối đa số lượng lợn mắc bệnh.
Lịch sát trùng của trại được thực hiện như sau: