1. Tác dụng của môn Bóng rổ
2.2. Kỹ thuật dẫn bóng
Kỹ thuật dẫn bóng trong bóng rổ có hai kiểu quen thuộc là dẫn bóng cao tay và thấp tay. Cách nào thì vận động viên cũng phải chơi tốt cả 2 tay nếu không muốn bị lạc nhịp. Tốc độ dẫn bóng phụ thuộc trước hết vào độ cao bật lại của bóng từ mặt sân và vào góc nghiêng tạo thành đường bay của bóng khi chạm sân và hướng thẳng đứng từ mặt sân. Bóng bật lại càng cao và góc nghiêng càng nhỏ thì tốc độ di chuyển càng lớn. Khi bóng bật lại thấp và gần so với chiều thẳng đứng, vận động viên dẫn bóng chậm và có thể thực hiện dẫn bóng tại chỗ, hai gối khuỵu, trọng tâm thấp, thân lao về phía trước và hơi nghiêng về phía có bóng, mắt quan sát tình hình trên sân, bàn tay xòe rộng tự nhiên, cánh tay, cổ tay và các ngón tay thả lỏng tự nhiên.
Kỹ thuật dẫn bóng cao tay là kỹ thuật dẫn bóng cơ bản, được sử dụng khi không có đối phương kèm chặt.
Động tác chân: Chân chạy tự nhiên như bình thường, người hơi đổ về phía
trước.
Động tác tay: Tay xòe tự nhiên, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía trên của bóng. Bóng cách người 1 cánh tay, ở phía trước, ngang tầm ngực.
Động tác toàn thân: Khi dẫn bóng thì bóng nằm trên mặt phẳng của chân và
tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm ngực, cách người 1 cánh tay, người hơi đổ về phía trước. Tay tiếp xúc bóng có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống đều về phía trước. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm ngực sau đó tiếp tục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên.
Kỹ thuật dẫn bóng thấp tay
Động tác chân: Khi bị đối phương kèm chặt thì trọng tâm sẽ hạ thấp, hạ gối
tạo cho cơ thể độ vững vàng khi va chạm với đối phương. Khi tấn công tốc độ thì chân sẽ chạy tốc độ như chạy 100m, người đổ về phía trước. Động tác tay: Tay xòe rộng, bám vào bóng ở các chai tay, ở phía bên của bóng. Bóng ở cạnh người, bên tay dẫn bóng, ngang tầm thắt lưng.
Động tác toàn thân: Khi dẫn bóng thì bóng không nằm trên mặt phẳng của
chân và tay dẫn bóng mà bóng sẽ hơi lệch về phía tay dẫn bóng, bóng cao ngang tầm từ đầu gối đến thắt lưng, người đổ về phía trước khi dẫn bóng tốc độ. Tay tiếp xúc bóng ở bên bóng, có độ bám vào bóng sau đó ép bóng xuống theo chiều từ phải sang trái. Khi bóng bật lên thì đón bóng từ dưới, hoãn xung lên ngang tầm gối đến thắt lưng sau đó tiếp tục ép bóng xuống. Động tác ép bóng xuống sử dụng cánh tay và gập bàn tay là chủ yếu. Lúc đầu mới tập có thể nhìn vào bóng. Khi cảm giác tốt hơn thì tầm nhìn chủ yếu là về phía trước và hai bên.
95 Hình 65 - Dẫn bóng27