coi đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh và bền vững”. Quán triệt tinh thần của Nghị quyết, công tác dân số thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, chất lượng dân số được cải thiện; nhiều văn bản đã được ban hành để định hướng cho công tác dân số trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, trung bình giai đoạn 2011-2018 là 6,21%/năm.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nhận thức về dân số và kế hoạch hóa gia đình của các cấp, các ngành và toàn dân có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình được mở rộng, chất lượng ngày càng cao… Nhiều mô hình, đề án, chương trình đã được triển khai như: Tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát (sàng lọc) trước sinh và sơ sinh; chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi… Đơn cử như: Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đến nay đã được triển khai tới 63 tỉnh, thành phố với hơn 10.000 huyện, xã. Hay mô hình tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn tại 63 tỉnh, thành phố đã góp phần nâng cao nhận thức, tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn cho rất nhiều thanh niên, đồng thời đẩy mạnh truyền thông, giảm thiểu vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Mặc dù đạt được nhiều thành tích quan trọng, đóng góp tích cực vào phát triển chung của đất nước song công tác dân số đang gặp nhiều khó khăn, thách thức như: Chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền; mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn diễn ra; các vấn đề về chiều cao, cân nặng, tầm vóc, sức bền thể lực của người dân chậm được cải thiện; vấn đề suy dinh dưỡng dai dẳng vẫn tồn tại ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng hay xảy ra thiên tai; tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở một số dân tộc ít người; lợi thế “dân số vàng” chưa được khai thác và phát huy hết
hiệu quả; các nội dung về dân số trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội chưa được chú trọng đúng mức; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở cấp cơ sở còn thấp; nguồn lực đầu tư cho công tác dân số thấp, chưa tương xứng với yêu cầu trong giai đoạn mới.
Ngày 22/11/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1679/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, trong đó khẳng định mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững. Theo đó, Chiến lược Dân số Việt Nam đã đề ra 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu 4 về nâng cao chất lượng dân số. đặt mục tiêu đến năm 2030 tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó
thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm; Chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Giải pháp nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
Để khắc phục khó khăn, giải quyết những thách thức hướng tới nâng cao chất lượng dân số trong thời gian tới cần tập trung vào các giải pháp như:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác dân số với việc đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Đồng thời, ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc; bảo đảm hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của người dân trong thực hiện chính sách dân số; đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Dân số trình Quốc hội theo hướng điều chỉnh toàn diện, đồng bộ
KINH TẾ - XÃ HỘI
các nội dung về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Tích cực hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các dự án Luật khác, các chiến lược, chương trình, đề án đã phân công tại Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 21.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình thể dục, thể thao rèn luyện, nâng cao sức khỏe; các chương trình dinh dưỡng, sữa học đường nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam; phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng theo các cấp độ khác nhau.
Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về dân số và phát triển, đưa nội dung này là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ cấp quốc gia; chú trọng nghiên cứu, cung cấp bằng chứng phục vụ hoạch định chính sách, biện pháp thực hiện các mục tiêu duy trì mức sinh thay thế, đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả lợi thế cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số, phân bố dân số
hợp lý và nâng cao chất lượng dân số; Tăng cường chia sẻ, phổ biến và phối hợp thực hiện các nghiên cứu khoa học; hình thành cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học dùng chung về dân số và phát triển; hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu dân số đáp ứng yêu cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời tình hình và dự báo dân số phục vụ hoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, phân tích, lưu trữ thông tin số liệu về dân số bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ và kết nối các dữ liệu chuyên ngành. Từng bước tiếp cận, tương thích với các hệ thống dữ liệu dân số thông dụng trên thế giới.
Năm là, bảo đảm đủ nguồn lực đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số, tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu: Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, gồm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các nguồn đầu tư từ cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân cho công tác dân số. Ngân sách nhà nước bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho triển khai toàn diện công tác dân số và thực hiện chính sách đối với các đối tượng được nhà nước chi trả; bố trí các chương trình, dự án về dân số
vào kế hoạch, chương trình đầu tư công; Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho công tác dân số. Có chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ trong lĩnh vực dân số.
Sáu là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu triển khai toàn diện công tác dân số.
Bảy là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết TW 21, tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ, nội dung công tác dân số trong tình hình mới; Tập trung đẩy mạnh, tăng cường độ và nâng cao hiệu quả các hoạt động tuyên truyền giáo dục về dân số và phát triển.
Tám là, chủ động, tích cực hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số; tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các diễn đàn đa phương, song phương, các tổ chức quốc tế, khu vực về dân số và phát triển; tăng cường vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi, tài trợ nước ngoài để thực hiện nhanh, hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược và mục tiêu dân số của SDGs 2030; đầu tư sản xuất phương tiện, trang thiết bị và cơ sở cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực dân số; Đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo và hợp tác trao đổi chuyên gia, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ./.
Kết quả thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tậtgiai đoạn 2012-2020
Báo cáo kết quả thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 (Đề án 1019) của Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam cho biết, sau 8 năm triển khai Đề án đã giúp cho đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật (NKT) được cải thiện đáng kể. Đặc biệt nhận thức của người dân về NKT đã thay đổi, tiến bộ vượt bậc, nhiều rào cản môi trường cũng như xã hội đã và đang từng bước được dỡ bỏ, tạo cơ hội bình đẳng cho NKT trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, phát huy khả năng của mình, tự tin, tự lực trong cuộc sống.
Theo báo cáo, hiện cả nước có khoảng 6,2 triệu NKT, chiếm 7,06%
dân số từ 2 tuổi trở lện, trong đó có 58% là nữ; 28,3% là trẻ em, gần 29% là NKT nặng và đặc biệt nặng. Tính đến cuối năm 2019, đã có gần 3 triệu NKT được cấp giấy chứng nhận khuyết tật.
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cụ thể:
Về tiếp cận giáo dục: Đến nay Việt Nam đã hình thành hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cấp tỉnh ở trên 20 tỉnh thành phố; đã có 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 12 trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật và triển khai giáo dục hòa nhập ở tất cả các cấp học phổ thông. Số trẻ khuyết tật được đi học ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần trong 2 thập kỷ qua. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học của trẻ khuyết tật khoảng 88,7%, trung học phổ thông là 33,6%.