Miền số Domain

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng Grasshopper (Trang 82 - 93)

Params > Primitive > Domain/Domain2 Nó cung cấp một loạt các tất cả các số thực sự giữa một giới hạn trên và dưới, chúng ta có thể xác định một miền cố định bằng cách sử dụng component này để làm việc một cách linh hoạt.

Domain là miền số 1 chiều, Domain2 là miền số 2 chiều. Tại Maths > Domain > chọn Construct Domain hoặc Construct Domain2 để tạo ra các miền số thích hợp.

BÀI 31. ĐIỂM VÀ LƯỚI ĐIỂM

Điểm là một trong những yếu tố cơ bản cho hình học và giải thuật có thể sinh sản. Điểm đánh dấu một vị trí cụ thể trong không gian, có thể bắt đầu từ điểm của đường cong, trung tâm của vòng tròn và rất nhiều vai trò khác, chúng ta có thể tạo ra các điểm theo nhiều cách.

− Component <Point> (Params > Geometry > Point): những điểm này có thể được điều chỉnh và di chuyển bằng tay trong Rhino.

− Component <Construct Point> (Vector > Point > Construct Point): Điểm được xây dựng bằng cách cung cấp các tọa độ của điểm.

− Các component lưới Vector > Grid > Hexagonal; Radial; Rectangular; Square; Triangular: Tạo điểm theo các dạng lưới lục giác, lươi socng, lưới chữ nhật, lưới vuông, lưới tam giác.

− Các component Populate để xác định các điểm trọng một miền phạm vi nhất định. Vector > Grid > Populate…

− Chúng ta còn có thể trích xuất điểm từ các đối tượng hình học bằng nhiều cách khác nhau khác như điểm đầu, cuối, trung điểm, các điểm điều khiển vv...

Trong Clip sau sẽ giới thiệu các cách thức:

1. Tạo điểm từ việc chọn tại Rhino

2. Tạo điểm từ các slide cung cấp các tọa độđiểm 3. Tạo bộđiểm bằng component <Series>

4. Tạo bộđiểm bằng component <Range> 5. Tạo bộđiểm ngẫu nhiên

6. Tạo điểm qua tập Fibonacci

Fibonacci là một dãy số với hai số đầu tiên được định nghĩa (0 và 1) và các số tiếp theo là tổng của hai số trước đó.

N(0)=0, N(1)=1, N(2)=1, N(3)=2, N(4)=3, N(5)=5, … , N(i)=N(i-2)+N(i-1). Dưới đây là một số các con số: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, … Component <Fibonacci> series (Sets > Sequence > Fibonacci)

Video thực hiện: https://youtu.be/NNMBSAhPgFw

File GH: ..\Dropbox\Study\Application\Study GH\Available\point_pointgrid.gh

BÀI 32. ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG TRÒN CHO TRƯỚC

Ví dụ trong clip dưới đây sẽ thực hiện tạo ra các điểm chia đều thuộc đường tròn có tâm và bán kính xác định trước. Các xử lý toán học trong Grasshopper được tìm thấy tại thẻ Maths. Thẻ này cung cấp đa phần các phép tính toán học thông thường và nâng cao.

Các biểu thức phức tạp được sử dụng với Evaluate và Expression component. Video thực hiện: https://youtu.be/bhisHlXL3h4

BÀI 33. CULL LIST

Trong Grasshopper với kiểu dữ liệu tập hợp dạng list, ta cần các xử lý để lựa chọn các phần tử cần thiết từ tập hợp. Một trong số các cách là sử dụng các component <cull>. Có 3 component dạng này tại thẻ Sets > Sequence là: Cull Index, Cull Nth và Cull Pattern.

Cull Index sẽ loại bỏ các phần tử trong list theo các chỉ số được chỉ định. Cull Nth sẽ loại bỏ tất cả các phần tử tại các thứ tự N*x trong tập hợp.

Lưu ý một sự khác nhau trong 2 component trên là cull index thì sử dụng chỉ số vị trí (chỉ số vị trí bắt đầu từ 0), còn với Cull Nth thì sử dụng thứ tự phần tử (thứ tự bắt đàu từ 1).

Trong ví dụ trên, chúng ta sử dụng 1 panel để tạo 1 tập hợp các số. Cull index với chỉ số vị trí là 5 sẽ loại bỏ phần tử tại vị trí này là 50. Với Cull Nth thì phần tử với thứ tự từ 1 trong list gốc, thì 40 (thứ tự 5) là giá trị bị loại bỏ.

Cùng ví dụ trên, Cull Nth không chỉ loại bỏ phần từ thứ tự thứ 5 mà còn sẽ loại bỏ các phần từ bội số của 5 nếu list gốc có số lượng nhiều hơn.

Với tập hợp số này thì Cull Nth với frequency là 5 sẽ loại bỏ các phần tử theo thứ tự tại 5 – 10 và 15 là 40 – 75 và 100.

Component <cull> cuối cùng là Cull Pattern. Component này sẽ chọn lọc trong list theo 1 list các giá trị boolean. Các vị trí của Cull Pattern list mang giá trị false sẽ bị loại bỏ.

Chỉ tại các vị trí có chỉ số 0 và 5 của pattern list có giá trị true, nên list nhận được mang 2 giá trị 10 và 60 của list gốc.

Trong Grashopper không có khái niệm vòng lặp đê xử lý các tập hợp giá trị. Do đó, Cull pattern được sử dụng để thay thế cho vòng lặp trong Grasshopper. Ví dụ sau sẽ chọn ra các giá trị lớn hơn 50 từ list gốc.

Clip sau sẽ thực hiện lại các ví dụ trên và 1 ví dụ về tìm các điểm có khoảng cách đến 1 điểm cố định nhỏ hơn 1 giá trị xác định. https://youtu.be/hRy2n-qPvYc

BÀI 34. LẤY TIM ĐƯỜNG TRÒN

Cách đơn giản để lấy ra tim đường tròn với Grasshopper. Video thực hiện: https://youtu.be/hxq7W17wMXE

BÀI 35. SỬ DỤNG SPLIT LIST

Video thực hiện: https://youtu.be/08n56ebL_Gg

BÀI 36. SẮP XẾP ĐIỂM THEO TỌA ĐỘ

BÀI 37. SỬ DỤNG CLUSTER HIỆU QUẢ

Video thực hiện: https://youtu.be/V8g9KpFCI1o

Phương án tìm các mặt trong và mặt ngoài của các Pipe từ Tekla Structures. Ai có phương án nào hay hơn. Vui lòng đề xuất thêm.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng Grasshopper (Trang 82 - 93)