Một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm lâm SÀNG và cận lâm SÀNG của BỆNH PHỔI mô kẽ ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH (Trang 37 - 40)

1.2.1. Trong nước

Theo y văn hiên tại chưa có nghiên cứu nào về BPMK ở người lớn tiến hành trong nước, có hai nghiên cứu của hai tác giả lần lượt là Nguyễn Thị Nhân Mỹ tiến hành tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (BVNĐ2), và Trần Thị Thùy Dung tiến hành tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ1), cả hai nghiên cứu này đều tiến hành ở trẻ em.

Theo nghiên cứu mô tả hàng loạt ca của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Nhân, ở trẻ ≤ 15 tuổi, từ tháng 06/2012 đến tháng 06/2014, đã khảo sát tại khoa Hô Hấp BVNĐ2 có 31 trẻ BPMK chiếm tỷ lệ 0,17% trong tổng số trẻ nhập khoa Hô Hấp [5].

 Dịch tễ: tuổi nhũ nhi chiếm 67,8%, tỷ lệ nam nữ 3/1.

 Nguyên nhân: 51,2% tìm được nguyên nhân có thể, gồm: nhiễm trùng 19,4%, loạn sản phổi 12,9%, bệnh tăng bạch cầu ái toan 12,9%, bệnh phổi hít mạn tính/trào ngược dạ dày thực quản 9,7%.

 Đặc điểm lâm sàng: sốt 87,5%, ho kéo dài 96,8%, khò khè 77,4%, ran phổi và rút lõm ngực hoặc rút lõm liên sườn 90,3%, suy hô hấp 67,7%.

 Cận lâm sàng: tăng bạch cầu ái toan 12,9%, X quang phổi hình ảnh tổn thương mô kẽ và phế nang 58%, phế nang 42%. HRCT ngực hình ảnh tổn thương mô kẽ 100%, hạch 38,7%, xẹp phổi 9,7%, viêm dày thành thực quản phù nề 6,7%, thoát vị phổi 3,2%. Khí máu động mạch: 45,5% có PaO2 < 80 mmHg và SaO2 < 95%.

Theo ngiên cứu hồi cứu, mô tả hang loạt ca của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dung từ tháng 06/2010 đến tháng 06/2016 tại BVNĐ1 có 65 trường hợp BPMK chiếm tỉ lệ 0,07%, nam/nữ là 1,6/1, 78,5% tìm được nguyên nhân, tỷ lệ như sau: nhiễm khuẩn 30,8%, bệnh phổi tăng bạch cầu ái toan 13,8%, bệnh phổi hít mạn tính 12,3%, rối loạn chức năng surfactant 7,7%, bệnh do u tân sinh 9,2%, BPMK liên quan bệnh hệ thống 4,6%, 21,5% chưa tìm được nguyên nhân [3].

1.2.2. Ngoài nước

Theo một nghiên cứu hồi cứu của Lim G. I. tiến hành tại Hàn Quốc năm 1996 trên 100 bệnh nhân BPMK được sinh thiết phổi mở hoặc sinh thiết xuyên phế quản, ghi nhận IPF 51,5%, bệnh mạch máu mô liên kết liên quan đến xơ phổi (CVD-PF) 15,2%, HP 9,1%, Tuổi trung bình của 51 trường hợp IPF là 60 ± 11, tuổi trung bình của 15 trường hợp mắc CVD-PF là 46 ± 17 và 9 trường hợp bị viêm phổi quá mẫn (HP) là 53 ± 8.1. Trong nhóm IPF, CVD-PF và HP, tỷ lệ nam/nữ là bằng nhau. Nhưng nữ chiếm ưu thế trong bệnh sarcoidosis và nam chiếm ưu thế trong bệnh viêm phổi quá mẫn. Viêm phổi kẽ thường (UIP) là loại bệnh lý phổ biến nhất trong IPF và CVD-PF. Nguyên nhân phổ biến nhất của CVD-PF là viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ tử vong chung là 12,1% [41].

Theo nghiên cứu tiến cứu của tác giả Alhamad E. H. tiến hành từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2011 tại một bệnh viện của Đại học King Saud, Ả Rập Saudi, ghi nhận 330 trường hợp BPMK, trong đó tuổi trung bình là 55,4 ± 14,9, nữ giới chiếm 61,2%. Về nguyên nhân phổ biến nhất là CTD-ILD với 34,8%, tiếp theo là IPF với 23,3%, sarcoidosis 20,0%, HP 6,3%, không phân loại được 1,8% [10].

Theo nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Ducheman B. tiến hành từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012, tại một quận đa sắc tộc của Paris, Pháp, ghi nhận 1170 trường hợp BPMK, tỷ lệ lưu hành: 97,9/100.000 và tỷ lệ mắc mới: 19,4/100.000/năm. Trong các chẩn đoán phổ biến nhất là sarcoidosis 42,6%, CTD- ILD 16%, IPF 11,6% và BPMK do nghề nghiệp 5%, tương ứng với tỷ lệ lưu hành là 30,2/100.000 đối với bệnh sarcoidosis, 12,1/100.000 đối với CTD-ILD và 8.2/100.000 đối với IPF. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi kẽ vô căn (IIP), viêm phổi kẽ không đặc hiệu (NSIP) và các trường hợp đăng ký với mã J84.1 là 16,34/100.000 [25].

Theo nghiên cứu tiến cứu của tác giả Dhooria S. tiến hành trong 2 năm (2015- 2017) tại Ấn Độ ghi nhận 803 trường hợp BPMK trong đó cho thấy tuổi trung bình là 50,6 ± 13,8, nữ giới chiếm 50,2%, ho là triệu chứng phổ biến nhất với 86,1%, tiếp

theo là khó thở với 76,1%, sụt cân 30,9%, chán ăn 24,2%, đau khớp 23,9%, mệt mỏi 17,9%. Về nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là sarcoidosis 42,2%, tiếp theo là IPF 21,2%, CTD-ILD 12,7% trong đó phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp với 2,7%, HP 10,7%, BPMK vô căn không phải IPF 9,2%, viêm phổi mô kẽ do thuốc 0,7%, bệnh phổi nghề nghiệp 0,9%, không tìm được nguyên nhân 0,9% [24].

Theo nghiên cứu hồi cứu của tác giả Guo B. tiến hành tại Quảng Châu, Trung Quốc từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2017 ghi nhân 1945 trường hợp BPMK, trong đó cho thấy tuổi trung bình là 57,9 ± 13,4, nam giới chiếm 55,5%. Triệu chứng phổ biến nhất là ho với 89,4%, tiếp theo là khó thở với 54,7%. Về nguyên nhân phổ biến nhất là IPF 20,3%, tiếp theo là BPMK có đặc điểm tự miễn (IPAF) 17,9%, CTD- ILD 18,3%, trong đó phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp với 6,0%, sarcoidosis 6,3%, HP 3,0%, viêm phổi mô kẽ do thuốc 0,7%, bệnh phổi nghề nghiệp 0,7% [29].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐẶC điểm lâm SÀNG và cận lâm SÀNG của BỆNH PHỔI mô kẽ ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w