Để công tác cải cách TTHC trong năm 2021 cũng như trong giai đoạn 5 năm tới được đẩy mạnh và đạt được những bước đột phá để đáp ứng được bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì một số giải pháp được đưa ra cụ thể như sau:
Thứ nhất, sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách TTHC phải “ngấm” xuống
các cấp quản lý bên dưới. Cần phải có một hệ thống hành pháp mạnh hơn, minh bạch thơng tin, phân cấp, phân quyền từ Trung ương đến địa phương. Cùng với đó là tiếp tục tinh gọn bộ máy. Chừng nào bộ máy Chính phủ và các cơ quan Trung ương, địa phương gọn nhẹ mới hướng được đến hiệu lực, hiệu quả.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội về tầm quan trọng
của cải cách TTHC, hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao nhận thức về cải cách TTHC cho toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân để tạo hiệu ứng chung trong toàn xã hội cùng chung tay tham gia thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng, đảm bảo tính chuyên nghiệp cũng cần được quan tâm hơn nữa.
Thứ ba, đẩy mạnh xây dựng và vận hành chính phủ điện tử, góp phần cải cách
TTHC và các dịch vụ cơng. Cần tăng Chỉ số phát triển chính phủ điện tử và Chỉ số thành phần về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong khu vực và trên thế giới. Ngoài các TTHC trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, hầu hết các thông tin, mẫu biểu hồ sơ liên quan đều được đưa lên mạng internet đểngười dân, doanh nghiệp có thể tra cứu, tải xuống chuẩn bị trước khi thực hiện các TTHC. Khuyến khích các cơ quan nhà nước chấp nhận hồ sơ, văn bản qua email bằng chữ ký điện tử (hợp pháp) của doanh nghiệp.
Thứ tư, tinh giản đến mức tối thiểu các TTHC, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư,
hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, xuất nhập khẩu.. .để doanh nghiệp có thể tiếp nhận nguồn nguyên vật liệu nhanh nhất và xuất khẩu thuận lợi nhất, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm như chấp nhận khai báo thực tế của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ kiểm tra trước thơng quan; miễn thu phí các TTHC và các dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ cho đội ngũ công chức tiếp nhận
và giải quyết TTHC. Đặc biệt, đề cao trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật trong tiếp nhận, xử lý nhanh chóng, kịp thời các TTHC của cơng chức nhà nước. Theo đó, phải lấy kết quả cải cách TTHC hằng năm là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính NN các cấp; là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân.
Thứ sáu, ban hành và thực hiện hiệu quả cơ chế kiểm tra, thanh tra việc thực
thi công vụ của đội ngũ công chức tiếp nhận và giải quyết TTHC. Xử lý nghiêm người vi phạm và khen thưởng kịp thời những người thi hành xuất sắc nhiệm vụ nhằm tiếp tục tạo bước chuyển căn bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính NN với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính NN với nhau trong giải quyết và thực hiện các TTHC. Có cơ chế pháp lý hữu hiệu đối
với các cơ quan hành chính NN trong việc tiếp nhận, xử lý các phản ảnh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, TTHC khơng cịn phù hợp.
Thứ bảy, tăng cường giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các thành phố, tỉnh và
tham quan, học tập kinh nghiệm các nước về cải cách TTHC. Việc trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các thành phố, tỉnh trong nước về cải cách TTHC có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân, qua đó, tìm ra các sáng kiến, các giải pháp hiệu quả nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế trong hoạt động quản lý hành chính NN và cắt giảm tối đa các TTHC rườm rà để tiết kiệm thời gian, cơng sức của cá nhân, tổ chức sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó cịn cần phải học tập kinh nghiệm các nước về cải cách TTHC, nhất là các nước có nền hành chính phát triển và điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam.