Vật liệu điện

Một phần của tài liệu VanBanGoc_13.2013.TT.BGDĐT P2 (Trang 48)

- Thực hành thi công đường dây tải điện V Mô tả nội dung các học phần

13. Vật liệu điện

Học phần này giới thiệu các quá trình vật lý xảy ra trong các loại vật liệu, tính chất và ứng dụng của chúng trong vật liệu kỹ thuật điện; tính chất vật lý và cấu trúc hóa học của các vật liệu, bao gồm: vật liệu cách điện (điện môi), vật liệu dẫn điện, vật liệu bán dẫn, vật liệu từ.

Sau khi học xong, học sinh có khả năng phân tích được các quá trình vật lý xảy ra trong các loại vật liệu điện. Nhận biết các thông số cơ bản của vật liệu, có khả năng lựa chọn vật liệu đảm bảo an toàn trong vận hành và thi công lắp đặt các thiết bị điện.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi đã học học phầnCơ sở kỹ thuật điện.

14. Máy điện

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về mạch từ, các quan hệ điện từ, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật, các đặc tính làm việc của máy điện tĩnh và máy điện quay, các phương pháp mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ điện, ứng dụng của các loại máy điện cơ bản như máy biến áp, máy điện không đồng bộ một pha và ba pha, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ.

Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được nguyên lý hoạt động và ý nghĩa các đại lượng định mức của các loại máy điện tĩnh và máy điện quay, biết sơ đồ đấu nối các máy điện thông dụng, bảo dưỡng máy điện. Hiểu và mô tả đúng tính năng kỹ thuật của từng loại máy điện đó; trên cơ sở đó sử dụng các loại máy điện phù hợp với thực tế sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện năng.

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi đã học các học phần Cơ sở kỹ thuật điện và Vật liệu điện.

Một phần của tài liệu VanBanGoc_13.2013.TT.BGDĐT P2 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)