Quan điểm và nguyên tắc phân loại của FAO-UNESCO-WRB

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐẤT VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25 - 26)

3.1.3.1. Quan điểm trong phân loại của FAO-UNESCO-WR

Cơ sở tham chiếu về Tài nguyên đất Thế giới (WRB) và hệ PLĐ FAO- UNESCO-WRB không phải là sự thay thế cho hệ PLĐ của các nƣớc mà để sử dụng làm mẫu số chung dùng trong trao đổi thông tin quốc tế. Điều này có nghĩa là ở mức phân loại cấp thấp hơn có thể sử dụng cho tính đa dạng của cấp quốc gia, đồng thời ở mức phân loại thấp có thể nhấn mạnh vào những chỉ tiêu của đất quan trọng để sử dụng và cải tạo đất.

21

Việc phân loại đất phải đƣợc dựa trên những đặc điểm của chính bản thân đất. Vì những đặc điểm này đƣợc tạo ra do tác động của các yếu tố hình thành và các quá trình hình thành đất, những biểu hiện trong đặc điểm hình thái và lý, hóa học đất đã bao hàm ý nghĩa phát sinh học.

Chính vì vậy, quan điểm chính của FAO-UNESCO-WRB là “Bản thân các y u tố và các quá trình hình thành đất không được sử d ng như tiêu chuẩn phân loại mà chỉ có những biểu hiện của chúng bằng các đặc điểm hình thái đất c thể và một số chỉ tiêu lý, hóa học mới có giá trị phân biệt”.

Một số quan điểm đƣợc chú trọng xem xét là “Đất cần phải được xác định bằng các biểu hiện hình thái hơn là bằng các số liệu phân tích"“Các đặc tính và vật liệu chẩn đoán đất, n u có thể, cần được mô tả và xác định trên cơ sở nhận bi t thực địa, các k t quả phân tích chỉ nhằm hỗ trợ cho việc xác định loại đất" (WRB- ISSS/FAO/ISRIC).

3.1.3.2. Nguyên tắc phân loại đất của FAO-UNESCO-WRB:

- Phân loại đất từ cấp phân vị cao xuống cấp phân vị thấp. Ở mỗi cấp phân vị, các đất đƣợc sắp xếp theo nguyên tắc ƣu tiên, nhằm đảm bảo một đất cụ thể chỉ đƣợc xếp vào một vị trí trong mỗi cấp phân vị mà thôi.

- Việc xác định tên đất đƣợc căn cứ vào sự xuất hiện các tiêu chuẩn chẩn đoán trong vòng 0 - 125 cm của cột đất. Trƣờng hợp một phẫu diện đất có hai hoặc nhiều tầng chẩn đoán thì tầng B phía trên (trừ tầng B- Cambic) đƣợc chọn làm căn cứ phân loại.

- Ở cấp phân vị thứ nhất (Nhóm đất chính - Major Soil Groupings), tên đất đƣợc xác định dựa trên những đặc trƣng đƣợc tạo ra do các quá trình thổ nhƣỡng cơ bản (Primary Pedogenetic Process).

- Ở cấp phân vị thứ hai (Đơn vị đất - Soil Units), tên đất đƣợc xác định dựa trên những đặc điểm đất đƣợc tạo ra do tác động của các quá trình hình thành đất thứ cấp trội (Predominant Second Soil Forming Process). Trong một số trƣờng hợp, những đặc điểm đất nào có ảnh hƣởng đáng kể đến việc sử dụng đất cũng có thể đƣợc đƣa ra xem xét (WRB-ISSS/ISRIC/FAO).

- Tên đất của các cấp thấp không đƣợc trùng lặp hoặc mâu thuẫn với tên đất ở cấp cao hơn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH BẢN ĐỒ ĐẤT VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)