III. Một số biện pháp nhằm cải thiện chi tiêu NSNN Việt Nam
2. Đối với quản lý chi tiêu công
Về quản lý chi tiêu công, các biện pháp và hành động cần hớng vào:
2.1. Đảo ngợc sự giảm tỷ lệ động viên ngân sách trong GDP và xây dựng chiến lợc tài chính trung hạn:
Việt Nam đã duy trì chính sách chi tiêu ngân sách thận trọng trong quá khứ với thâm hụt ngân sách tơng đối thấp và tỷ lệ nợ trên GDP thấp. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm yếu đi vị thế tài chính nói chung của Việt Nam nên đòi hỏi cần phải có các biện pháp đảm bảo một mức chi công chấp nhận đợc về mặt trung hạn. Do đó chính phủ cần:
- áp dụng các biện pháp tăng thu ngân sách (có thể lên đến khoảng 19 - 20%) trong trung hạn, bằng cách mở rộng diện thu thuế, bỏ những trờng hợp miễn thuế và giảm số mức thuế trong thuế VAT và củng cố thêm công tác quản lý hành chính thuế.
- Xây dựng các đánh giá chắc chắn hơn về chi phí ngân sách của cải cách DNNN và ngân hàng và gắn chúng với việc thực hiện theo giai đoạn chơng trình cải cách 3 - 5 năm của chính phủ.
- Xây dựng dự tính chi phí đầy đủ của việc tăng lơng gần đây và sắp tới và đa dự tính này vào chiến lợc tài chính trung hạn.
2.2. Cải thiện việc ghi chép báo cáo và tăng tính minh bạch về số liệu và luồng thông tin.
Muốn thu đợc kết quả tốt nhất từ chi tiêu công thì phải có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về chi tiêu này. Do đó, Chính phủ cần xây dựng một báo cáo (tuyên bố) ngân sách để báo cáo ngân sách phản ánh chính xác tình hình tài chính thực tế và bằng cách cải thiện công tác báo cáo của các cấp chính quyền thấp nhất. Chính phủ cần đảm bảo hạn chế số lợng các quỹ ngoài ngân sách càng ít càng tốt, đảm bảo sao cho có đủ thông tin đầy đủ về các hoạt động của chúng để hạn chế bất kỳ rủi ro ngân sách nào, sao cho hoạt động của các quỹ này đợc kết hợp càng nhiều càng tốt vào việc ra quyết định ngân sách và sao cho có báo cáo đầy đủ thông tin về hoạt động của chúng.
Chính phủ cũng cần phải cải thiện việc ghi chép và báo cáo chi tiêu công theo một số cách sau:
- Đa Kho bạc Nhà nớc trở thành nguồn chủ yếu duy nhất báo cáo và tổng hợp số liệu về chi, thực hiện hệ thống quản lý tài chính và một hệ thống kế toán thống nhất hoàn toàn trong kho bạc.
- Ghi chép viện trợ và vay nợ theo mục lục ngân sách
- áp dụng phân loại ngân sách theo chức năng phù hợp với thông lệ quốc tế, ví dụ phân loại tơng thích với thống kê tài chính chính phủ (GSFH)
- Đảm bảo rằng các bộ dùng phân loại nh nhau cho chi đầu t và chi thờng xuyên
- Yêu cầu các DNNN lớn phải trình báo cáo tài chính có kiểm toán và bộ tài chính cần phân tích và tổng hợp các thông tin trong các báo cáo trên và thông báo các thông tin này cho các bộ liên quan khác.
2.3. Cải thiện quy trình sắp xếp thứ tự u tiên chi tiêu
Một điều rất rõ ràng là cần xây dựng các quy trình chính thức liên kết chi thờng xuyên và chi đầu t theo cách thức để giúp tập trung thứ tự u tiên nhằm tối đa hoá tác động của chúng lên các mục tiêu tăng trởng và giảm đói nghèo. Cần phải nghiên cứu tiếp thêm xem cách làm việc này tốt nhất là nh thế nào nhng có thể tiến hành nhanh chóng một số bớc.
- Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và đầu t và Bộ Tài chính có thể thiết lập một quy trình trao đổi chính thức cho phép có một số vòng thảo luận trớc khi ngân sách đợc hoàn tất.
- Thứ hai, có thể yêu cầu các bộ ngành và các địa phơng trình một kế hoạch tổng hợp chi đầu t và chi thờng xuyên cho cả Bộ Tài chính lẫn Bộ Kế hoạch và đầu t với những luận cứ cho cân đối đa ra và thảo luận ngân sách sau đó có thể đợc tiến hành trên cơ sở ba bên (nghĩa là giữa Bộ tài chính, KHĐT và Bộ chuyên ngành tơng ứng). Quy trình này sẽ mang lại kết quả tốt hơn nếu các đề nghị hàng năm đợc thể hiện trong một chơng trình chi tiêu trung hạn của ngành tơng ứng và chính phủ có thể cân nhắc thí điểm xây dựng một chơng trình chi tiêu trung hạn nh vậy cho một hay một vài ngành.
- Thứ ba, đối với chi đầu t, Bộ KHĐT cần tiếp tục và củng cố các nỗ lực của mình trong việc cải thiện đánh giá thẩm định các dự án đầu t. Xây dựng năng lực và áp dụng các tiêu chí đánh giá tốt hơn và đa chơng trình đầu t công cộng trở thành một chơng trình đầu t 5 năm cuốn chiếu, nghĩa là đợc điều chỉnh hàng năm, sẽ giúp cải thiện việc lập thứ tự u tiên chi đầu t.
- Thứ t, đối với chi thờng xuyên, Bộ tài chính cùng với các tỉnh và các bộ chuyên ngành cần xem xét các định mức phân bổ chi thờng xuyên hiện tại.
- Thứ năm, chính phủ cần đánh giá hệ thống định mức xác định phân bổ ngân sách cho các địa phơng và cân nhắc một hệ thống mới cân bằng hơn, dựa vào công thức cũng xem xét trao thêm quyết định chính sách thu nhập cho địa phơng. Về giao thêm quyền quyết định chính sách thuế cho địa phơng, chính phủ cho rằng hiện tại còn cha thích hợp để xem xét nhng sẽ tiến hành nghiên cứu thêm để đánh giá u tú và nhợc điểm của việc này.
Kết luận
Nh vậy, vai trò của ngân sách nhà nớc trong việc củng cố vai trò của nhà nớc đặc biệt là trong vấn đế phát triển nền kinh tế là cực kì quan trọng. Việc cải thiện hiệu quả của chính sách ngân sách nhà nớc là một yếu tố chủ quan không thể thiếu đợc khi nền kinh tế phát triển tiến lên theo cơ chế thị trờng. Với tình hình khó khăn nh hiện nay, nếu Việt nam không nhanh chóng tiến hành những cải cách mới nhằm đa ra những giải pháp tình thế tháo gỡ tình trạng ì của nền kinh tế thì Việt Nam sẽ khó lòng tạo lập ra một nền kinh tế thị trờng linh hoạt, cũng nh khó lòng theo kịp với sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới. Tất nhiên, cho đến thời điểm này, qua một loạt các đổi mới do chính phủ đề xuất, chúng ta đã thu đợc một số thành tựu đáng kể, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi thông qua tốc độ tăng trung bình của GDP năm 2000 là 6,7%. Đây là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải tiếp tục sự nghiệp đổi mới bằng những chiến lợc mới mà việc đổi mới chính sách ngân sách nhà nớc là một trong những chiến lợc hàng đầu.
Mặc dù trong đề án này em cha thể trình bày một cách hoàn hảo và đầy đủ nhất về chiến lợc đổi mới chính sách chi tiêu của ngân sách nhà nớc mà đặc biệt là các giải pháp mang tính sát thực nhất trong việc nâng cao hiệu quả chi của ngân sách nhà nớc đối với nớc ta hiện nay do sự hiểu biết còn hạn chế và không tránh khỏi những ý kiến chủ quan nhng em rất mong có thể đóng góp đợc một vài ý kiến để bàn luận và nếu có thể sẽ là những ý tởng có ích cho nớc nhà trong công cuộc đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nớc.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (Trờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân)
2. Giáo trình Tài Chính Học (Trờng Đại Học Tài Chính Kế Toán) 3. Việt Nam đánh giá chi tiêu công
(Báo cáo của nhóm công tác chung giữa Chính Phủ Việt Nam và các nhà tài trợ về đánh giá chi tiêu công. Hội nghị giữa nhóm t vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam - ngày 22 - 23/06/2000)
4. Luật Ngân sách nhà nớc - Những vấn đề dặt ra sau 4 năm thực hiện và định hớng hoàn thiện.
5. Kinh tế 1997 - 1998 (Thời báo kinh tế Việt Nam) 6. Kinh tế 1999 - 2000 (Thời báo kinh tế Việt Nam) 7. Dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
( Phân tích chi Ngân sách nhà nớc và viện trợ phát triển chính thức) ( Hà Nội, tháng 12 năm 1999)