Định hướng phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công Thương_Chi nhánh Cửa Lò pdf (Trang 44 - 46)

Trong tình hình bối cảnh kinh tế- chính trị trên thế giới và khu vực không ngừng biến động, tác động trực tiếp và gián tiếp cả những mặt tích cực và những mặt tiêu cực tới các quan hệ kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế và hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá hướng về xuất khẩu tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.

Sau một thời gian liên tục phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đã được cải thiện tăng từ 20-30%/năm. Nhưng để xếp vào một trong các nước có nền ngoại thương tương đối phát triển (có mức xuất khẩu bành quân 170USD/người/năm trở lên) thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam phải đạt tối thiểu 13,6 tỷ USD. Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân của xuất khẩu hàng năm phải đạt mức 22-24%.

Định hướng phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại trọng tâm hướng vào xuất khẩu sẽ triển khai theo hướng sau:

- Đầu tư công nghệ hiện đại trong công nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, tăng tỷ trọng các sản phẩm đã qua chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

- Phát triển hình thức liên doanh với nước ngoài sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, bên cạnh hình thức hợp tác gia công, sơ chế cho nước ngoài, tiếp tục đưa các khu chế suất mới vào hoạt động đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động các khu đã có.

- Cần có chính sách xuất nhập khẩu một số mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế như gạo, phân bón, chè, cà phê, dầu thô... Đối với những mặt hàng này, Nhà nước sẽ quy vào đầu mối cân đối ngoại tệ cho một số doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và tiêu thụ ở trong nước để đáp ứng nhu cầu và bình ổn giá cả trong nước. Để khuyến khích xuất nhập khẩu, Nhà nước sẽ tiến tới xoá bỏ việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu một số mặt hàng theo từng tuyến bao gồm cả giấy phép sử dụng nhiều lần.

- Mở rộng quan hệ thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật, đảm bảo sự thi hành thống nhất từ Trung ương đến các địa phương tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ và công tác kinh doanh đối ngoại, đặc biệt là công tác xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công Thương_Chi nhánh Cửa Lò pdf (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)