- Bố trí 1 đơn nguyên cách ly điều trị 20 giường bệnh sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị.
b7. Trung tâm Y tế huyện Cô Tô
- Tiếp nhận bệnh nhân khu vực đảo Cô Tô.
- Bố trí 1 đơn nguyên cách ly điều trị 10 giường bệnh sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị.
b8. Các bệnh viện khác và Trung tâm Y tế có giường bệnh (13 đơn vị):
- Bố trí khu vực cách ly để thu dung điều trị, tối thiểu có 10 giường bệnh điều trị cúm.
- Tất cả bệnh viện phải lập các phương án di chuyển các bệnh nhân đang điều trị tại khu vực này sang các khoa lâm sàng khác khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc cúm A(H1N1) nhập viện.
b9. Huy động tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh tham gia vào công tác chống dịch trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng
Ngoài các đơn vị đã được phân công như trong trường hợp dịch bùng phát vừa, Sở Y tế huy động tất cả các bệnh viện đa khoa của tỉnh, bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh, bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi tuyến tỉnh, bệnh viện huyện, bệnh viện ngành, bệnh viện quân y tham gia thu dung và điều trị bệnh nhân. Thiết lập bệnh viện dã chiến ở địa phương có nhiều người mắc cúm A(H1N1). Sử dụng các cơ sở công cộng sẵn có để thiết lập bệnh viện dã chiến (trường học, doanh trại quân đội v.v..).
*Phòng khám đa khoa, Trạm y tế xã:
Phát hiện các trường hợp có triệu chứng hô hấp nghi ngờ cúm A (H1N1) để gửi lên bệnh viện điều trị và thông báo cho Trung tâm y tế dự phòng địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Hướng dẫn người bệnh biện pháp phòng lây nhiễm cho người thân và những người xung quanh, sử dụng khẩu trang và hướng dẫn vệ sinh mũi họng.
Điều trị tại nhà đối với các trường hợp cúm nhẹ kết hợp với các biện pháp kiểm dịch để hạn chế lây lan ra cộng đồng.
c. Hoạt động chuyên môn
Tiếp tục triển khai các hoạt động chuyên môn như giai đoạn 2 tình huống 1.
2.4.2. Y tế dự phònga. Tổ chức, chỉ đạo a. Tổ chức, chỉ đạo
- Triển khai các hoạt động của Kế hoạch phòng chống đại dịch cúm A(H1N1) tại tỉnh đã được phê duyệt.
- Chuyển trọng tâm giám sát tại các cửa khẩu quốc tế sang giám sát tại cộng đồng.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế dự phòng các tuyến tổ chức trực dịch làm việc 24/24 giờ.
- Thực hiện báo cáo dịch hàng ngày theo quy định.
- Thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Y tế, các Viện, Sở Y tế và Bệnh viện của tỉnh. Tăng cường hoạt động của đường dây nóng tuyến tỉnh về thông tin, tư vấn và giải đáp cho nhân dân về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống tại Sở Y tế.
b. Hệ thống mạng lưới
Theo hệ thống tổ chức trong giai đoạn 1
c. Hoạt động chuyên môn
- Sở Y tế thường xuyên, liên tục cập nhật thông tin, số liệu và thông báo diễn biến tình hình dịch bệnh cho Ban chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm ở người và các cơ quan thông tin đại chúng.
- Phát hiện sớm, điều tra kịp thời, cách ly và xử lý triệt để ổ dịch cúm tại cộng đồng.
- Duy trì hoạt động của đội cơ động phòng chống dịch tuyến tỉnh có ít nhất 5 thành viên theo quy định của Bộ Y tế.
2.4.3. Tuyên truyềna. Tổ chức, chỉ đạo a. Tổ chức, chỉ đạo
Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân, cỏc cơ quan, tổ chức, đoàn thể phối hợp để thực hiện nghiêm việc khoanh vùng ổ dịch, không để đại dịch lan rộng, hạn chế đối đa tỷ lệ chết.
b. Các hoạt động chính
- Đối với hệ thống cơ quan thông tin đại chúng: Tuyên truyền để nhân dân bình tĩnh, thực hiện đúng hướng dẫn của ngành y tế về việc cách ly, khoanh vùng, phát hiện và điều trị kịp thời.
- Đối với hệ thống cán bộ truyền thông: Huy động tối đa lực lượng cán bộ tuyên truyền trong và ngoài ngành y tế để đáp ứng việc tuyên truyền hàng giờ 24/24 trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tăng cường chỉ đạo, phối hợp quản lý của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan có liên quan như công an, bộ đội, thông tin, cơ quan tuyên truyền và các bộ, ngành liên quan trong việc khoanh vùng và điều trị dịch kịp thời; giải quyết vấn đề an sinh xã hội phát sinh khi dịch lan rộng. Huy động nguồn lực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước xử lý những hậu quả về mặt kinh tế xã hội khi dịch xảy ra.
c. Chuyên môn: Ngoài các hoạt động như tình huống 1, giai đoạn II, cácnội dung cần được tập trung gồm: nội dung cần được tập trung gồm:
c1. Nội dung tuyên truyền đối với người dân
- Thông báo để nhân dân và người nước ngoài phải đeo khẩu trang phòng bệnh. Cấm người không có nhiệm vụ tiếp xúc với bệnh nhân. Trong trường hợp tiếp xúc thì phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng hộ.
- Hướng dẫn để người dân bình tĩnh thực hiện những hành động thiết thực khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, không gây hoang mang lo sợ. Khuyến cáo người tiếp xúc cách ly tại nhà trong vòng 10 ngày và hàng ngày đo nhiệt độ cơ thể. Nếu có biểu hiện mắc bệnh thì đến ngay cơ sở y tế để được điều trị và cách ly kịp thời.
c2. Nội dung hoạt động của hệ thống truyền thông trong và ngoài ngành y tế
- Tăng cường sự phối hợp tối đa giữa các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông để thống nhất các thông tin, giúp người dân bình tĩnh thực hiện đúng các hướng dẫn của ngành y tế về cách ly, khoanh vùng và điều trị kịp thời.
- Công bố rộng rãi đường dây nóng quốc gia giữa Bộ Y tế, các Viện, Sở Y tế và Bệnh viện của tỉnh, thành phố tại địa bàn xảy ra dịch. Đồng thời, thiết lập đường dây nóng tuyến tỉnh về thông tin, tư vấn và giải đáp cho nhân dân về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống tại Sở Y tế
- Tuyên truyền để cán bộ vùng có dịch thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ,... cho nhân viên y tế, lực lượng tham gia dập dịch, người bệnh và đối tượng nguy cơ khác.
2.4.4. Công tác hậu cầna. Tổ chức, chỉ đạo a. Tổ chức, chỉ đạo
Huy động toàn thể hệ thống chính trị các cấp quyết liệt tham gia phòng chống dịch bệnh. Huy động mọi nguồn lực có thể để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu về thuốc hoá chất, vật tư, trang thiết bị ... nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế ít nhất tỷ lệ người chết, người mắc.
- Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện, Trung tâm YTDP tỉnh, phòng khám đa khoa khu vực, phòng y tế huyện, Trường Cao đẳng y tế thuộc tỉnh và các trạm y tế xã phải chuẩn bị đủ các cơ số trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất, sinh phẩm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Triển khai phương án huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn vị điều trị cúm, tổ chức các bệnh viện dã chiến, huy động các nguồn dự trữ cho công tác phòng chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc để thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.
- Chỉ đạo Công ty cổ phần Dược vật tư trang thiết bị y tế tỉnh cung ứng thuốc, vật tư, trang phục phòng hộ, khẩu trang... trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống đại dịch.
- Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương án sử dụng các nguồn tài chính cho công tác phòng chống đại dịch.
- Tổ chức tiếp nhận viện trợ về thuốc men, vật tư, hoá chất, trang thiết bị từ các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới.
b. Hệ thống, mạng lưới
- Chỉ đạo các đơn vị y tế: bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện hoặc Trung tâm y tế huyện, Trung tâm YTDP tỉnh/huyện, phòng khám đa khoa khu vực, phòng y tế huyện, các Trường Cao đảng, Trung cấp y - dược thuộc tỉnh và các trạm y tế xã chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư và kinh phí cho mạng lưới các đội cơ động chống dịch, huy động cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia tổ chức khử trùng, xử lý các ổ dịch, tăng cường công tác giám sát, phát hiện tại các cửa khẩu, bến xe, bến tầu ...
- Đảm bảo đầy đủ nhân lực, các cơ số trang thiết bị, thuốc, vật tư của hệ thống các đơn vị điều trị cúm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, xây dựng các bệnh viện dã chiến để cấp cứu, điều trị người bệnh; Triển khai tổ chức các bệnh viện truyền nhiễm từ các trường học/hoặc chuyển một số bệnh viện hiện có trở thành bệnh viện truyền nhiễm để thu dung điều trị người bệnh, phương án đảm bảo ăn, ở, chăm sóc các trường hợp nghi ngờ phải cách ly, phương án đảm bảo ăn, ở cho người bệnh tại các cơ sở điều trị.
- Chỉ đạo Công ty cổ phần Dược vật tư trang thiết bị y tế tỉnh thường xuyên bổ sung đầy đủ kho dự trữ các cơ số thuốc, trang thiết bị cấp cứu, điều trị để phục vụ công tác phòng chống dịch tại Kho dự trữ để hỗ trợ các vùng có dịch trong trường hợp dịch bùng phát rộng ở tỉnh.
c. Các hoạt động chuyên môn
- Tiếp tục mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư theo yêu cầu của công tác phòng chống đại dịch.
- Chuẩn bị đầy đủ kinh phí để vận hành mạng lưới phòng chống dịch và điều trị các tuyến.
3. Các biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho người nước ngoài đang công táctại tỉnh: tại tỉnh:
- Tất cả người nước ngoài công tác tại tỉnh được bảo vệ sức khoẻ: giám sát và phòng chống bệnh dịch, đặc biệt khám và điều trị bệnh như công dân Việt Nam. - Các chính sách khác như: di chuyển, vận chuyển bệnh nhân, thi hài…theo thông lệ quốc tế và các quy định hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A (H1N1) ở người tại Quảng Ninh, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương trên cơ sở kế hoạch này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao xây dựng, chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch và sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra. Ủy ban nhân
dân tỉnh giao Sở Y tế thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh./.
TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH KT. CHỦ TỊCH KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH