Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay . Luận án TS (Trang 26)

Nguyên nhân thứ nhất: 84.6% số nhà báo được hỏi đã đồng ý rằng sự tác

động tiêu cực của cơ chế thị trường là một nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà báo. Đồng tình với quan điểm trên nhưng mạnh mẽ hơn khi nhóm đối tượng là công chúng xếp đây là nguyên nhân quan trọng số một (chiếm tới 86.7% số người được hỏi).

Nguyên nhân thứ hai: Có tới 83.1% số nhà báo được hỏi cho rằng thu

nhập thấp cũng là một nguyên nhân khiến nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Thấp hơn nhưng vẫn chiếm hơn 2/3 số công chúng được hỏi (70.9%) đồng tình với quan điểm trên.

Nguyên nhân thứ ba: Sự quản lý, giám sát chưa chặt của cơ quan báo chí cũng

là nguyên nhân được nhiều người đề cập (chiếm 80.9% nhà báo và 81.3% số công chúng được hỏi). Đối với mỗi nhà báo, cơ quan báo chí như là ngôi nhà thứ hai của họ. Vì vậy, nó có vai trò đặc biệt quan trọng.

Nguyên nhân thứ tư: Nhiều ý kiến (77.8% số công chúng và 77% số nhà

báo được hỏi) cho rằng hành lang pháp lý còn nhiều kẽ hở là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất tạo điều kiện cho sự gia tăng của các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

Nguyên nhân thứ năm: Sức ép về sự nhanh nhạy của thông tin cũng là

một nguyên nhân khiến nhiều nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp (chiếm 76.1% số nhà báo và 69.6% số công chúng được hỏi). Hậu quả phổ biến nhất của của loại nguyên nhân này là nhà báo vi phạm tính khách quan, trung thực trong báo chí.

Một phần của tài liệu Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay . Luận án TS (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w