4.1. Phương án phá dỡ, giải phóng mặt bằng
Căn cứ theo mức độ hư hỏng xuống cấp của các khối nhà trên tổng thể mặt bằng hiện trạng của công trình. Dự án đề ra giải pháp phá dỡ 2 khối nhà cũ (nhà B - biệt thự 3 tầng và nhà C - 7 tầng đã xuống cấp), riêng khối nhà A (8 tầng) phía trước giữ lại để cải tạo tiếp tục sử dụng theo chủ trương đã được phê duyệt.
4.2. Phương án thiết kế kiến trúc
4.2.1.Giải pháp hình thức kiến trúc:
Phương án thiết kế kiến trúc mặt đứng công trình được thiết kế phù hợp với tính chất công trình trụ sở làm việc. Hình khối kiến trúc có mối liên hệ thống nhất về kiểu dáng và các chi tiết kiến trúc, liên kết với khối nhà A tạo thành một khối thống nhất. Mặt đứng công trình được tổ chức theo các mảng và diện (mảng kính lớn, diện tường được ốp vật liệu hợp kim nhôm) nhằm tạo vẻ đẹp hiện đại cho công trình. Các phân vị ngang được sử dụng ở đây là các gờ phân tầng nhằm tạo ra các tuyến ngang trên mặt đứng của công trình. Các mảng kính lớn chạy dọc vượt tầng và được phân chia theo các mảng màu sắc tạo ra các phân vị đứng nhưng đồng thời tạo ra các diện kiến trúc lớn thể hiện tính hiện đại của công trình, phù hợp với tính chất một trung tâm nghiên cứu/thử nghiệm công nghệ cao.
4.2.2.Mối liên hệ với kiến trúc cảnh quan khu vực:
Nghiên cứu, phân tích các hình thức kiến trúc trong phạm vi xung quanh công trình và các quy phạm kiến trúc quy hoạch yêu cầu, đơn vị tư vấn đã đề ra được giải pháp kiến trúc phù hợp với khu vực và với tính chất đặc trưng của công trình dạng văn phòng làm việc hiện đại.
Với thủ pháp sử dụng đường nét, kết hợp với việc tạo ra các mảng màu theo tuyến trên mặt đứng và hệ mái phẳng, công trình sẽ có một vẻ đẹp trong sáng, xuất phát từ chức năng sử dụng và thẩm mỹ chung toàn bộ tổng thể kiến trúc, vừa mang dáng dấp của phong cách kiến trúc hiện đại đồng thời cũng thể
Công trình tổ hợp ngay ngắn, gây được ấn tượng, đường nét, kích thước, màu sắc hài hoà, các chi tiết được nghiên cứu kỹ vừa mang tính logic vừa mang tính hiện đại và có đặc tính riêng. Tổng thể công trình đảm bảo hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và các công trình xung quanh.
4.2.3.Thông số kỹ thuật chung:
Phòng thí nghiệm Điện tử, Tự động hoá được thiết kế gồm một tầng hầm và 12 tầng nổi, tổng diện tích sàn là 4248 m2, kết cấu khung dầm sàn BTCT chịu lực. Công trình sử dụng tiết tấu kiến trúc hiện đại, hoàn thiện sàn lát gạch Ceramic 600x600, tường trần bả matit sơn màu, cửa và vách dùng nhôm (hoặc nhựa) kính cao cấp, ốp đá granit khối đế, mặt ngoài tường thang máy và một số sảnh chính phụ, ốp vật liệu hoàn thiện mặt ngoài công trình (dự kiến alumium). Tính toán đầy đủ cho các phần kỹ thuật điện, nước, PCCC, phòng chống mối công trình theo tiêu chuẩn.
4.2.4.Thông số kỹ thuật chi tiết :
Diện tích đất xây dựng nhà B : 330 m2
Tổng diện tích sử dụng: 2539 m2, tổng diện tích sàn : 4248 m2 Số tầng cao : 12 tầng, tầng hầm : 01 tầng
Thang máy: 01 thang máy 1000kg (14 người), tốc độ 1.5m/s, 13 điểm dừng Thang bộ : 01 thang bộ (kết hợp với thang đã có sẵn ở khối nhà A)
Vệ sinh : 01 khu vệ sinh/tầng
Kiểu kiến trúc : kiến trúc văn phòng hiện đại
Kiểu kết cấu, cấu tạo chính: móng cọc BTCT, dầm sàn mái cột BTCT, tường xây gạch tuynel loại A, ngăn phòng bằng tường xây đơn hoặc vách kính. Hệ thống cấp điện chiếu sáng: hoàn thiện đồng bộ và đảm bảo sử dụng hợp
lý, an toàn, tiết kiệm, đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn hiện hành.
Hệ thống thông tin liên lạc: gồm mạng điện thoại, mạng Lan nội bộ hoàn thiện và tính toán đáp ứng nhu cầu sử dụng hiệu quả.
Hệ thống cấp, thoát nước: hoàn thiện đồng bộ, đáp ứng theo tiêu chuẩn hiện hành và nhu cầu sử dụng.
Hệ thống PCCC : tuân thủ các quy định thiết kế PCCC hiện hành gồm hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, các họng cứu hoả các tầng, bình bọt chữa cháy, đèn báo, tiêu lệnh ...
Hệ thống chống sét : được thiết kế theo công nghệ mới đảm bảo an toàn Phòng chống mối mọt cho công trình : theo tiêu chuẩn hiện hành
4.3. Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động
4.3.1.Cơ cấu tổ chức và khai thác phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm Điện tử, Tự động hoá được xây dựng trên nền tảng các phòng thí nghiệm hiện có của Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá. Các trung tâm chuyên môn thuộc khối nghiên cứu/phát triển của Viện sẽ trở thành hạt nhân của PTN. Vì vậy PTN sẽ là một bộ phận cấu thành đặt dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá . PTN sẽ có ban giám đốc gồm Giám đốc PTN và hai phó giám đốc. PTN có phòng hành chính tổng hợp riêng.
Phòng thí nghiệm có chức năng nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, kiểm chuẩn và đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao về điện tử và tự động hóa. Do tính chất chủ yếu của PTN là nghiên cứu ứng dụng nên PTN tập trung vào nghiên cứu chế tạo thiết bị, hệ thống, cũng như tư vấn và chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên để sử dụng có hiệu quả đầu tư của nhà nước, PTN sẽ thu hút các cá nhân và các tổ chức KH&CN trong nước đến tham gia nghiên cứu và sử dụng các thiết bị có liên quan phục vụ nhu cầu chung của nền kinh tế quốc dân hoặc thực hiện các công việc nghiên cứu do Ban giám đốc phòng thí nghiệm phê duyệt.
Viện Điện tử, Tin học, Tự động hoá đảm nhiệm công tác đánh giá và quyết định biên chế cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật cố định, có chú ý đến lựa chọn áp dụng chính sách đặc thù của đội ngũ cố định của PTN. PTN sẽ chú ý thu hút và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, phát triển mạnh đội ngũ cộng tác viên, đồng thời có chế độ ưu đãi thích hợp.
tác của các cơ sở nghiên cứu KHCN, các doanh nghiệp và cá nhân nhà khoa học trong và ngoài nước và PTN sẽ là điểm tựa, là chỗ dựa, là phương tiện để triển khai các hoạt động KHCN của các Dự án hợp tác nghiên cứu đó. Sơ đồ này đã cũ, cần thay mới.
4.3.2.Dự kiến số lượng, cơ cấu, chức danh cán bộ KHCN cho PTNTĐ
Với phương án cấu trúc phòng thí nghiệm đã nêu, kết hợp với lộ trình phát triển đội ngũ cán bộ KHCN làm việc tại các đơn vị chuyên môn và các phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hoá, từ nay đến năm 2015 là 200 người, Phòng Thí nghiệm Điện tử, Tự động hoá khi đó sẽ được tổ chức với đội ngũ cán bộ như sau:
- Nghiên cứu viên cao cấp : 2 - Nghiên cứu viên chính : 10 - Nghiên cứu viên : 30
- Kỹ sư chính : 10
- Kỹ sư : 20
4.4. Phân đoạn thực hiện, tiến độ và hình thức quản lý dự án
4.4.1.Tiến độ thực hiện dự án:
Dự án được thực hiện trong 3 năm từ năm 20103 tới năm 20125
Năm đầu tiên 20103 triển khai xây dựng khu nhà chính của phòng thí nghiệm trên diện tích hiện có của Viện. Đồng thời nâng cấp các phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất thử nghiệm hiện có của Viện đồng bộ với chức của Phòng thí nghiệm sau này.
Trong năm 20114 và 20125 sẽ tiến hành mua bổ sung mới các thiết bị thí nghiệm và đo kiểm của phòng thí nghiệm. Trao đổi chuyên gia, đào tạo và đưa vào vận hành toàn bộ phòng thí nghiệm.
Năm 20125 chính thức đưa phòng thí nghiệm vào hoạt động phục vụ các vấn đề chuyên ngành điện tử, tự động hóa trong phạm vi cả nước và hợp tác quốc tế. Tổng kết dự án theo đúng quy định của nhà nước.
4.4.2.Hình thức quản lý dự án
Chủ đầu tư sẽ lập Ban quản lý dự án.