D. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
6. Giá trị nghệ thuật
a. Tả cảnh mùa xuân trên rẻo cao: hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ au, đỏ thậm, rồi sang màu tím man mát. Chiếc váy Mèo như con bướm sặc sỡ. Tiếng sáo, tiếng hát tự tình của trai gái Mèo - đầy chất thơ dung dị và hồn nhiên.
b. Kể chuyện với bao chi tiết hiện thực, bao tình tiết cảm động. Dựng người, dựng cảnh sống động: cảnh xử kiện, cảnh Mị cắt dây trói, cảnh ăn thề…
c. Sử dụng các câu dân ca Mèo… tạo nên phong vị miền núi đậm đà: “Anh ném pao, em không bắt-Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
=>Tóm lại, truyện “Vợ chồng A Phủ” khẳng định một bước tiến mới của Tô Hoài, là thành tựu xuất sắc của văn xuôi kháng chiến thời chống Pháp. Câu văn xuôi trong sáng, thanh thoát, nhuần nhị.
7.Nhân vật Mị :
Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mỵ . Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân . a.Cuộc đời làm dâu gạt nợ:
- bị hành hạ ,biến thành vật sở hữu ,bị cầm tù
+ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa…chết thì thôi ,tưởng mình là con trâu ,con ngựa - khoâng baèng noù
- tinh thần tê liệt :
+chỉ cúi mặt nghĩ ngợi,nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau
+ không còn ý thức về thời gian,tuổi tác và cuộc sống : Ở cái buồng Mỵ…không biết là sương hay nắng → cái ngục tăm tối của áp bức
=>Mỵ tê liệt mọi giác quan, sống trong nhà thống lí Mỵ chỉ sống = thể xác còn tâm hồn đã chết từ lâu .
b. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của nhân vật Mỵ:
- Sức sống, tinh thần phản kháng mãnh liệt trong bản chất: + Khi bị gả ép, Mỵ chống lại.
+ Khi phải về làm dâu nhà Pá tra, Mỵ khóc mấy tháng; Mỵ tìm cách tự tử. - Hồi sinh thực sự trong đêm tình mùa xuân :
+Hình ảnh mùa xuân ,tiếng sáo ->tâm hồn Mỵ thức tỉnh. (Mỵ thấy thiết tha bổi hổi, Mỵ nhẩm thầm bài hát, )
+ uống rượu để nhớ về quá khứ tươi đẹp , Mỵ thấy lòng mình phơi phới trở lại + hành động quyết liệt :
~ Mỵ muốn chết ngay- ý thức được tình cảnh đau xót ~ Mỵ muốn thắp đèn cho sáng → Mỵ đã yêu đời trở lại :
~ Mỵ quấn lại tóc, lấy váy hoa để chuẩn bị đi chơi → cái khao khát được tự do được hoà nhập
~ Khi bị trói đứng nhưng Mỵ không nghĩ mình bị trói - tâm hồn Mỵ thả ra bên ngoài cùng với tiếng sáo, đắm say trong hương vị mùa xuân .
- cởi trói cho A Phủ:
+ vô cảm vô thức (thản nhiên thổi lửa hơ tay )
+quyết định cởi trói cho A Phủ, chạy trốn cùng A Phủ
⇒ hành động đó là kết quả tất yếu của sức sống mãnh liệt vốn tiềm ẩn trong chính tâm hồn người phụ nữ tưởng như suốt đời nhẫn nhục cam chịu thân phận làm nô lệ .
8. Nhân vật A Phủ :
- Người thanh niên mạnh mẽ :
+ A Phủ mạnh mẽ từ khi còn nhỏ…, lao động giỏi. + Nhiều con gái ao ước có người chồng như A Phủ..
- Một cuộc đời bi thảm dưới ách thống trị của chế độ phong kiến miền núi:
+Aphủ nghèo không lấy nổi vợ .
+ APhủ đánh A Sử - bị phạt ép trở thành nô lệ nhà thống lí
+Vì để mất bò → Aphủ bị Pá Tra trói đứng, nếu không có Mỵ cứu thì Aphủ sẽ bị chết .
⇒ A Phủ là hiện thân cuộc đời những chàng trai nghèo miền núi trước c/m. A Phủ là minh chứng cho thân phận của Mỵ không phải là hiện tượng cá biệt mà là phổ biến trong xh pk miền núi trước c/m.
VỢ NHẶT - Kim Lân 1. Tác giả : ( 1920-2007)
-Tên Nguyễn văn Tài, quê : Bắc Ninh
- Là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân.
- Tác phẩm chính : Nên vợ nên chồng (1955 ) Con chó xấu xí (1962 )
2.Anh / chị hãy cho biết xuất xứ và ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân?
- truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí
- Ý nghĩa nhan đề :
+vừa bộc lộ sự cưu mang ,đùm bọc lẫn nhau,khát vọng hướng tới cuộc sống gia đình và niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. (Giữa những ngày chết đói bi thảm, vẫn “nhặt vợ”, họ không nghĩ đến cái chết, vẫn lạc quan tin tưởng nghĩ đến cái sống, nghĩ đến ngày mai tươi sáng )
3.Tình huống truyện :
Trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân đã tạo ra được một tình huốngtruyện độc đáo và đặc sắc. Theo anh (chị) tình huống này có ý nghĩa như thế nào?
- Nạn đói hoành hành : người chết như ngả rạ, người sống đi lại như bóng ma, trẻ con không muốn nô đùa
- Tràng đột nhiên “nhặt vợ ”,nhà tăng thêm một miệng ăn <=> đẩy họ đến gần với cái chết hơn +Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên bàn tán lo lắng : biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không + Bà cụ Tứ - ngạc nhiên rồi nín lặng với nỗi lo riêng mà rất chung : biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không
+ Tràng cũng bất ngờ với chính hp của mình
=> tình huống truyện éo le bất ngờ mà hợp lí.Nó thể hiện giá trị hiện thực ,giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của tác phẩm