Đối tượng phải nộp cả học phí và kinh phí đào tạo: Sinh viên diện liên kết đào tạo (diện đào tạo theo địa chỉ);Diện đào tạo cho Tây Bắc ; Hệ liên thông và hệ vừa làm

Một phần của tài liệu So tay SV 2020 (Trang 107 - 111)

(diện đào tạo theo địa chỉ);Diện đào tạo cho Tây Bắc ; Hệ liên thông và hệ vừa làm vừa học.

1.2. Mức thu chi phí đào tạo Đại học và Cao đẳng từ năm học 2015 - 2016 đếnnăm học 2016 - 2017 năm học 2016 - 2017

* Học phí

Mức thu học phí thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Liên Bộ.

* Kinh phí đào tạo

Mức thu kinh phí đào tạo thực hiện theo Thông tư số 38/TC-NSNN ngày 18 tháng 7 năm 1996 và Công văn số 562/TC/HCSN ngày 03 tháng 3 năm 1998 của Bộ Tài chính về việc mức chi hành chính sự nghiệp.

Căn cứ vào các Nghị định và Thông tư hướng dẫn trên, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã có Quyết định số 108/QĐ-YD ngày 12/01/2016 và QĐ số 485A/QĐ-YD ngày 24/3/2016 quy định mức thu chí phí đào tạo Đại học và Cao đẳng, cụ thể cho các đối tượng như sau:

1.2.1. Đào tạo Đại học

* Đối tượng đào tạo diện Ngân sách Nhà nước, diện cử tuyển, diện 62 huyện nghèo:

+ Năm học 2015 – 2016: Học phí: 880.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2016 – 2017:Học phí: 970.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2017 – 2018: Học phí: 1.070.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2018 – 2019: Học phí: 1.180.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2019 – 2020: Học phí: 1.300.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2020 – 2021: Học phí: 1.430.000đ/tháng/sinh viên.

* Đối tượng đào tạo theo địa chỉ, đào tạo cho Tây Bắc và đào tạo hệ liên thông, cử nhân Điều dưỡng hệ vừa làm vừa học (hệ liên kết đào tạo)

+ Năm học 2015 – 2016: Học phí: 880.000đ/tháng/sinh viên. Kinh phí: 900.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2016 – 2017:Học phí: 970.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 900.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2017 – 2018: Học phí: 1.070.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 900.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2018 – 2019: Học phí: 1.180.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 900.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2019 – 2020: Học phí: 1.300.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 900.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2020 – 2021: Học phí: 1.430.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 900.000đ/tháng/sinh viên.

1.2.2. Đào tạo Cao đẳng

* Đối tượng đào tạo diện Ngân sách Nhà nước, diện cử tuyển, diện 62 huyện nghèo:

+ Năm học 2015 – 2016: Học phí: 704.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2016 – 2017:Học phí: 776.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2017 – 2018: Học phí: 856.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2018 – 2019: Học phí: 944.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2019 – 2020: Học phí: 1.040.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2020 – 2021: Học phí: 1.144.000đ/tháng/sinh viên.

* Đối tượng đào tạo theo địa chỉ, đào tạo cho Tây (hệ liên kết đào tạo)

+ Năm học 2015 – 2016: Học phí: 704.000đ/tháng/sinh viên. Kinh phí: 720.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2016 – 2017: Học phí: 776.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 720.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2017 – 2018: Học phí: 856.000đ/tháng/sinh viên. Kinh phí: 720.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2018 – 2019: Học phí: 944.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 720.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2019 – 2020: Học phí: 1.040.000đ/tháng/sinh viên.

Kinh phí: 720.000đ/tháng/sinh viên. + Năm học 2020 – 2021: Học phí: 1.144.000đ/tháng/sinh viên.

1.2.3. Học sinh học văn hóa: Thu theo số tháng thực học, cụ thể như sau:+ Năm học 2015 – 2016: Học phí: 610.000đ/tháng/học sinh. + Năm học 2015 – 2016: Học phí: 610.000đ/tháng/học sinh. + Năm học 2016 – 2017:Học phí: 670.000đ/tháng/học sinh. + Năm học 2017 – 2018: Học phí: 740.000đ/tháng/học sinh. + Năm học 2018 – 2019: Học phí: 810.000đ/tháng/học sinh. + Năm học 2019 – 2020: Học phí: 890.000đ/tháng/học sinh. + Năm học 2020 – 2021: Học phí: 980.000đ/tháng/học sinh.

Ngoài ra, Nhà trường có mức thu chi phí đào tạo theo thỏa thuận đối với từng đối tượng cụ thể.

1.3. Chi phí đào tạo tính theo tín chỉ:

Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và tổng số tín chỉ toàn khóa học theo công thức dưới đây:

Học phí tín chỉ = Tổng học phí toàn khóa Tổng số tín chỉ toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 SV /1 tháng x 10 tháng x số năm học. Ví dụ: Sinh viên ngành Đại học dược, hệ chính quy, diện ngân sách Nhà nước cấp kinh phí đào tạo, học phí trung bình/một tín chỉ trong năm học 2016-2017 là:

Học phí TB/TC = 970.000 đ x 10 tháng x 5 năm học168 tín chỉ = 288.690,476 đồng Sinh viên hệ chính quy diện liên kết đào tạo, hệ liên thông, phải cộng gộp cả kinh phí đào tạo với học phí để tính chi phí đào tạo trung bình/một tín chỉ:

Ví dụ: năm học 2016- 2017, sinh viên diện liên kết đào tạo ngành đại học dượclà: là:

Học phí TB/TC = (970.000đ + 900.000đ) x 10 tháng x 5 năm học = 556.547,619đ 168 tín chỉ

Tuy nhiên, mỗi học phần lại có trọng số và mức chi phí khác nhau. Trên cơ sở đó, các phòng ban chức năng sẽ tính toán cụ thể mức học phí của mỗi tín chỉ cho phù hợp nên có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức học phí trung bình/một tín chỉ nhưng tổng chi phí cho cả khóa học không thay đổi nếu nhân với mức học phí của từng năm theo quy định.

- Sinh viên hệ chính quy, diện ngân sách đăng ký học lần 1, học vượt, chỉ phải nộp học phí; Học lại, học để cải thiện điểm phải nộp toàn bộ chi phí đào tạo (kinh phí ĐT + học phí ). - Sinh viên hệ chính quy diện liên kết đào tạo, hệ liên thông phải nộp toàn bộ chi phí đào tạo ngay từ lần đăng ký thứ nhất.

1.4. Thời gian và địa điển nộp chi phí đào tạo

- Sinh viên nộp học phí theo thông báo lịch nộp học phí của Nhà trường vàphải hoàn thành chi phí đào tạo của học kỳ trước mới được đăng ký học phần của học kỳ sau.

- Sinh viên đại học hệ vừa làm vừa học (cử nhân điều dưỡng tại chức) nộp kinh phí đào tạo và học phí theo số tháng thực học của kỳ và phải hoàn thành trước khi kết thúc mỗi kỳ học.

- Sinh viên diện cử tuyển, diện liên kết đào tạo, hệ liên thông thuộc các Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía Bắc thì chi phí đào tạo do các đơn vị chi trả theo hợp đồng ký kết với Nhà trường.

- Học sinh hệ dự bị: phải hoàn thành mới được dự thi hết học kỳ và thi kết thúc năm học.

Như vậy, chi phí đào tạo gồm 2 phần: kinh phí đào tạo và học phí. Chi phí này, có thể do HS, SV nộp trực tiếp tại trường hoặc do các địa phương, đơn vị ký hợp đồng đào tạo chuyển khoản đến cho Nhà trường.

Địa điểm nộp chi phí đào tạo: Phòng Kế hoạch – Tài chính,tầng 2, nhà 11 tầng.

2. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH2.1. MIỄN GIẢM HỌC PHÍ 2.1. MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

Miễn giảm học phíđược thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và Thông tư số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Liên Bộ.

Miễn giảm học phí chỉ áp dụng cho học sinh, sinh viên học chính quy, diện ngân sách nhà nước, học liên thông theo hình thức đào tạo chính quy.

Miễn giảm học phíkhông áp dụng đối với sinh viên diện đào tạo theo địa chỉ (theo nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương), sinh viên hệ vừa làm vừa học, sinh viên học lại hoặc học cải thiện điểm.

2.1.1. Đối tượng được miễn, giảm học phí* Đối tượng được miễn học phí: * Đối tượng được miễn học phí:

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng: Anh hùng LLVTND; Thương binh;Người hưởng chính sách như thương binh; Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Con của Anh hùng LLVTND; con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; Con của liệt sĩ;Con của thương binh; Con của người hưởng chính sách như thương binh; Con của bệnh binh; Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

2. Học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo. 3. Học sinh, sinh viên từ 16 tuổi đến 22 tuổi mồ côi cả cha mẹ không nơi nương tựa. 4. Học sinh, sinh viên diện cử tuyển.

5. Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

6. Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.Dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: La Hủ, La Ha, Pà Thẻn; Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu.

* Đối tượng được giảm 70% học phí:

Học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

* Đối tượng được giảm 50% học phí:

Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Các đối tượng được miễn, giảm học phí cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.

2.1.2. Hồ sơ miễn, giảm học phí

Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu năm học, tùy theo đối tượng được miễn, giảm học phí mà sinh viên phải nộp 01 bộ hồ sơ cho phòng Công tác HSSV, hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

Một phần của tài liệu So tay SV 2020 (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w