Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ,

Một phần của tài liệu tim hieu to cao (Trang 25 - 28)

III. THẦM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

1.Nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ,

phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ

Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xác minh và xử lý tố cáo đúng pháp luật. Việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như Luật khiếu nại, tố

cáo năm 1998 dẫn tới có quá nhiều đầu mối cơ quan tiếp nhận và giải quyết, rất khó xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với một vụ việc cụ thể. Những quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 và của Bộ luật tố tụng hình sự cịn chồng chéo, khơng tách bạch giữa tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật với các tin báo tội phạm. Hệ quả của vấn đề này là đơn tố cáo phát sinh tràn lan, các cơ quan né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, nhiều tố cáo vượt cấp, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo chưa cao, làm mất lòng tin của nhân dân vào cơ quan giải quyết tố cáo nói riêng và các cơ quan nhà nước nói chung. Để khắc phục hạn chế, bất cập của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, trong Luật tố cáo, thẩm quyền giải quyết đã được xác định theo đối tượng có hành vi vi phạm, nội dung vi phạm, từ đó xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức đã được quy định rất cụ thể, từ nguyên tắc xác định thẩm quyền đến thẩm quyền cụ thể của các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp, cơ quan nhà nước khác cũng như trong đơn vị sự nghiệp cơng lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Hành vi vi phạm bị tố cáo rất đa dạng, có tính chất và mức độ nguy hiểm rất khác nhau cho nên việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, tổ chức. Luật tố cáo đã đề ra nguyên tắc chung về xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Điều 12, theo đó:

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức đó giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.

- Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Đây chính là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo và là nguyên tắc về giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Những tố cáo này thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi bị tố cáo. Như vậy, nguyên tắc xác định thẩm quyền này được áp dụng khi có hai điều kiện:

- Người bị tố cáo là cán bộ, công chức hoặc viên chức;

- Hành vi bị tố cáo vi phạm quy định, nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Nguyên tắc này rất quan trọng khi xác định thẩm quyền giải quyết đối với một vụ việc tố cáo cụ thể. Trong trường hợp một cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm nhưng khơng liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ, cơng vụ thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức của cán bộ, cơng chức, viên chức đó khơng phải là người có thẩm quyền giải quyết.

Một phần của tài liệu tim hieu to cao (Trang 25 - 28)