Công tác xây dựng thể chế chính sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI NĂM 2004 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2005 (Trang 31 - 34)

trong quá trình hội nhập kinh tế - quốc tế

Trong những năm gần đây, khi toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu thế khách quan, nhiều khu vực mậu dịch tự do và các Hiệp định mậu dịch tự do song phương ra đời với những yêu cầu về cam kết ngày càng cao và khắt khe hơn trước như giảm thuế nhập khẩu (tiến đến 0) và bãi bỏ các hàng rào phi thuế, hàng hóa được lưu thông tự do... thì ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước là không đáng kể, thậm chí không còn. Trong điều kiện đó, một ngành sản xuất, một ngành dịch vụ chỉ có thể đứng vững và phát triển nếu có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Trong bối cảnh nêu trên, Việt Nam đã và đang trở thành một nhân tố tích cực tham gia vào xu thế khách quan toàn cầu hóa kinh tế. Với tư cách là thành viên của ASEAN, APEC và thành viên sáng lập của ASEM trong năm 2005 cần tiếp tục chủ động và tích cực tham dự các hoạt động thường niên và các chương trình của ASEAN, APEC, ASEM, đặc biệt chuẩn bị tiền đề cho 2006 về cả nội dung và hậu cần, nhân sự cho Hội nghị Thượng đỉnh APEC do Việt Nam đăng cai tổ chức năm 2006.

Một nhiệm vụ rất nặng nề đặt ra cho năm 2005 là phải tận dụng khả năng kết thúc đàm phán, gia nhập WTO vào cuối năm.

Với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, nhiều cơ hội sẽ mở ra với nền kinh tế nước ta như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... phục vụ đầu tư phát triển nền kinh tế và có điều kiện tiếp nhận

công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư.

Cùng với cơ hội và đồng hành với cơ hội, nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp nước ta cũng phải đối đầu với các thách thức lớn. Đó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên cả ba cấp độ do hàng rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, nên các sản phẩm nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Điều đó không chỉ đòi hỏi bản thân sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành hạ (chủ yếu do công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý của doanh nghiệp quyết định), để sản phẩm đến được với người tiêu dùng, doanh nghiệp còn phải thực hiện tốt việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng và mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thông qua việc làm tốt các dịch vụ sau bán hàng, xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào chi phí "đầu vào" do các doanh nghiệp khác cung cấp, các cơ chế chính sách vĩ mô và vào các dịch vụ công mà Nhà nước cung ứng. Những yếu tố này tạo nên chi phí giao dịch xã hội của doanh nghiệp. Chi phí giao dịch xã hội càng lớn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng nhỏ. Và vì vậy, sự cạnh tranh được đặt ra trên cấp độ lớn hơn: cạnh tranh tổng lực của nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia. Như vậy trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, kinh tế nước ta sẽ có những cơ hội mới để phát triển, đồng thời phải đương đầu với nhiều thách thức mới. Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực lượng vật chất trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. Cơ hội và thách thức cũng luôn vận động, biến đổi. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội. Chính vì vậy, cùng với Nhà nước, vai trò "chủ thể" của doanh nghiệp rất quan trọng. Doanh nghiệp là người "xung trận", là lực lượng trực tiếp đương đầu trong cạnh tranh, còn Nhà nước là người mở đường.

Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về thể chế, chính sách quản lý và phát triển thương mại, trong năm 2005 và thời gian tới, Bộ Thương mại và các Bộ, Ngành có nhiệm vụ xây dựng các cơ chế, chính sách vĩ mô thích hợp nhằm đảm bảo vừa nâng đỡ sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm và đảm bảo tốt mối quan hệ Nhà nước – doanh nghiệp, đồng thời vừa phải đảm bảo các chính sách cơ chế được xây dựng phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.

Về chính sách phát triển thương mại, trong năm 2005 và thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về thương mại như khẩn trương sửa đổi Luật Thương mại; Dự thảo và trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh và liên quan đến cạnh tranh; hướng dẫn thực hiện các Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh Chống bán phá giá..., thay thế các văn bản pháp quy lạc hậu về thương mại đảm bảo phù hợp yêu cầu quản lý của ngành trong tình hình mới.

mạnh cải cách hành chính trong thương mại, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, minh bạch, đấu tranh chống và loại bỏ tham nhũng trong cơ quan quản lý nhà nước về thương mại cũng như trong các doanh nghiệp, đồng thời tăng cuờng đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại./.

Phụ biểu số 1

MỤC TIÊU XUẤT KHẨU NĂM 2005 ĐỐI VỚI TỪNG MẶT HÀNG

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng Kim ngạch T.H 2004 Kim ngạch D.K 2005 Tăng trưởng X.K 2005/2004 Tổng trị giá 26.504 31.500 19,0

Nhóm nông, lâm, thủy sản 5.479 6.015 9,8

1 Thủy sản 2.401 2,750 14,5 2 Gạo 950 1,000 5,3 3 Cà phê 641 650 1,4 4 Rau quả 179 220 22,9 5 Cao su 597 610 2,2 6 Hạt tiêu 152 160 5,3 7 Nhân điều 436 480 10,1 8 Chè các loại 96 115 19,8 9 Lạc nhân 27 30 11,1

Nhóm hàng Công nghiệp, Chế biến và TCMN 10.607 13.400 26,3

10 Hàng dệt và may mặc 4.386 5,100 16,3 11 Giày dép các loại 2.692 3,500 30,0 12 Hàng đ/tử & LK m/tính 1.075 1,500 39,5 13 Hàng thủ công mỹ nghệ 426 530 24,4 14 Sản phẩm gỗ 1.139 1,600 40,5 15 Sản phẩm nhựa (plastics) 261 360 37,9 16 Xe đạp và phụ tùng 239 290 21,3

17 Dây điện và cáp điện 389 520 33,7

Nhóm nhiên liệu, khoáng sản 6.026 6.060 0,6

18 Dầu thô 5.671 5,680 0,2

19 Than đá 355 380 7,0

Nhóm hàng hóa khác 4.808 6.025 25,3

Phụ biểu số 2

DỰ KIẾN CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NĂM 2005

Đơn vị: triệu USD

Khu vực thị trường

2004 2005

Kim ngạch So với 2003 Tỷ trọng Kim ngạch So với 2004 Tỷ trọng

Tổng kim ngạch 26.503 31,3% 100% 31,500 19.0%

Nhật Bản 3.502 20.4% 13.2% 4500 19,9% 15% Trung Quốc 2.736 56,5% 10.3% 3000 18,8% 9,6% ASEAN 3.874 31,0% 14.6% 4690 13,1% 15.1% Châu Úc 1.860 28.3% 7,0% 2.210 21,3% 7% Châu Âu 5.400 22,8% 20,4% 6.500 38,9% 21% EU25 4.970 29,0% 18.8% 5.959 35,0% 20.0% Châu Mỹ 5.701 25,1% 21,5% 7.000 36,8% 23% Hoa Kỳ 4.992 18,8% 18,8% 6230 24,2% 20% Châu Phi 412,0 155% 1,5% 800 94,2% 2%

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI NĂM 2004 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2005 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w