Về tựa đề tập sách:
Bản tiếng Nhật cổ là 奥 奥 奥 奥, tiếng Nhật hiện đại là 奥奥奥奥奥奥.
Dịch giả Donald Keene (trong Lời nói đầu) đã nói rằng ông từng cân nhắc hai cái tiêu đề “The Narrow Road into Oku” và “The Narrow Road of Oku”, cuối cùng ông chọn “The Narrow Road to Oku”. “Narrow” với các nghĩa: “hẹp hòi, sít sao, nguy hiểm, tỉ mỉ và thiển cận”... không bao hàm đựơc cái nghĩa “sâu xa, sâu sắc, huyền bí” của nguyên tác và cũng chưa tương thích lắm với nội dung tập Nhật ký.
Ngoài ra, các dịch giả khác ở Phương Tây còn dịch là:
The Narrow Road to the Deep North (Con đường nhỏ hẹp, tỉ mỉ đến xứ Bắc)
Back Roads to Far Town (trở lại nơi thị trấn xa xôi, hàm ý về quá khứ lịch sử)
The Narrow Road Through the Provinces (“Đường hẹp đi qua các tỉnh”- tựa đề giản đơn nhất)
A Haiku Journey: Basho’s Narrow to a Far Provinces (Cuộc du hành thơ haiku: con đường hẹp của Basho đến các tỉnh xa )
Narrow Road of the Interior (Con đường hẹp di vào bên trọng. Ngụ ý đi vào bên trong tâm linh, trong lịch sử và trong bề sâu của thơ…phân biệt với đi du lịch bình thường chỉ ngắm phong cảnh bên ngoài).
Narrow Road of the Interior (tương tự như trên)
Tất cả các cách dịch tựa đề như trên đều cố gắng làm rõ mức độ khác nhau cái tựa đề của Basho và mỗi tựa đề phần nào phù hợp với nội dung cuốn Nhật ký.
Bản dịch Hán ngữ là 奥奥奥奥“Áo chi tế đạo” (ào zhī xì dào) nghĩa là
“con đường nhỏ hẹp vào cõi sâu xa” là một cách dịch khá đủ nghĩa, tiếc
rằng vẫn thiếu địa danh “Oku”.
Qua các tựa đề khác nhau của tập sách, chúng tôi nhận thấy nội hàm của tựa đề “Oku no Hosomichi” rất phong phú, có thể triển khai thành các chủ đề sau:
Hành trình của Basho là con đường đi về phía Bắc của đất nước- nơi dựng nước. (Người dịch chợt nghĩ đến câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ “Ai đi về Bắc ta theo với...”)
Con đường đi về quá khứ, xa xôi và khó đi.
Con đường đi vào bên trong tâm thức của chính mình
Con đường đi vào thế giới thơ haiku tinh tế sâu xa với bề ngoài giản dị.… .