Vấn đề đặt ra sau khi gia nhập WTO là làm thế nào để giúp người trồng cà phê đối phó với các rủi ro như khủng hoảng thừa, giá cả lên xuống thất thường…trên thị trường cà phê thế giới. Lâu nay có tới trên 90% diện tích và sản lượng cà phê thuộc về các chủ trang trại, chủ vườn, các hộ nông dân làm ăn riêng lẻ. Với trên 500 ngàn hộ nông dân trồng cà phê, việc chuyển giao kỹ thuật, cập nhật thông tin…cho họ đều vô cùng khó khăn. Ngay cả việc ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo quyết định 80 cũng gặp không ít trở ngại.
Trong thực tế khi trình diễn, mô hình sản xuất cà phê bền vững được tổ chức theo nhóm nông hộ mang lại hiệu quả cao. Đây có thể là hình thức để đầu tư cho người nông dân theo đúng quy định của WTO. Những người trồng cà phê cần được hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất như giao thông, thuỷ lợi, hỗ trợ
chính sách hỗ trợ theo “chương trình phát triển” của Việt Nam hay “hộp xanh”…
Phải gia nhập hiệp hội quốc tế
“….Các chuyên gia về nông nghiệp đến từ Australia (những người tham gia tư vấn và soạn thảo bộ khung về bộ ASEAN GAP- sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn chung của ASEAN) đều nhận định WTO mang lại cho Việt Nam một thị trường khổng lồ với 5 tỷ người tiêu thụ, cộng đồng doanh nghiệp sẽ là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp khi hội nhập. Tuy nhiên, thách thức lớn là các doanh nghiệp sẽ không còn được hưởng sự bảo hộ của Nhà nước theo cam kết khi gia nhập WTO. Trong bối cảnh này, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trở nên đặc biệt quan trọng.
Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tính tới khả năng hỗ trợ và phối hợp với hiệp hội nhằm phát huy vai trò đó. Ông Tự nhấn mạnh, trong xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường trên thế giới hiện nay, các nước đều khống chế về mặt thị phần; khi đó hiệp hội là cơ quan trung gian đại diện rất quan trọng trong vấn đề lợi ích của ngành hàng, của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập khi vấp phải các rào cản thương mại như chống trợ cấp, chống bán phá giá…Ngoài vai trò cân đối thị trường, các hiệp hội cũng có trách nhiệm điều tiết ngành hàng, giúp doanh nghiệp đối phó các vụ kiện thậm chí có thể khởi kiện khi cần.
Một việc khác, theo ông Tự phải làm khẩn trương, là nếu hiệp hội ngành nông sản nào chưa tham gia vào hiệp hội ngành quốc tế thì nhanh chóng kiến nghị Chính phủ, bộ chủ quản vận động để xin gia nhập. Điều này cũng giúp doanh nghiệp nhạy bén với những biến động thị trường, tăng cường giao lưu, chuyển giao công nghệ, kỹ năng và đặc biệt là có thể tham gia vào nâng giá, giữ giá ổn định sản phẩm.
Tạo thương hiệu cho cà phê Việt
Tổng giám đốc tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã “hâm nóng” hội thảo bằng bài trình bày những ý tưởng mới, đầy triết lý về cà phê của mình. Sau khi dẫn câu nói nổi tiếng của Napoleong “Không có cà phê, chính trị chỉ còn một nửa”, ông Vũ đã say sưa nói về vai trò của cà phê trong cuộc sống hiện đại và những bước đi để xây dựng thương hiệu của cà phê Việt
Nam. Theo ông Vũ, để tạo thương hiệu chúng ta cần thực hiện nhiều nỗ lực, những có một điều cần làm là phải thay đổi cách tiếp cận: đó là phải cung cấp các giá trị, các trải nghiệm mà thế giới đang cần chứ không phải là toàn bộ những gì chúng ta có.
Cần sử dụng các nguồn lực về tư vấn chuyên nghiệp, mời các học giả về quản kinh doanh, marketing hàng đầu thế giới như Micheal Porter, Philips Kotler….phối hợp triển khai. Trước hết, phải tạo cho cà phê Việt Nam một số đặc tính: chất lượng tốt, thân thiện với môi trường theo định hướng phát triển bền vững, phối hợp văn hoá Việt Nam với đặc điểm văn hoá tiêu dùng thế giới, tôn vinh và cổ vũ tinh thần sáng tạo, sử dụng công nghệ sạch
Ông Vũ cũng giới thiệu mô hình “Thiên đường cà phê”: Trung Nguyên đã đề xuất với tỉnh ĐăkLăk chiến lược biến địa bàn Buôn Mê Thuột trở thành điểm đến cho những người yêu thích và đam mê và phê trên toàn thế giới, gọi là Thiên đường cà phê toàn cầu hoặc Thủ phủ cà phê toàn cầu. Dự án này được tỉnh ủng hộ và đưa vào nghị quyết để hành động, và được Thủ tướng chính phủ rất quan tâm
Nhà xuất khẩu nên chọn phương thức giao hàng FCA
Ý kiến của Tổng giám đốc INEXIM DAKLAK về việc thống nhất phương thức giao hàng trong thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê không mới nhưng được nhiều người quan tâm. Theo thông lệ quốc tế, và đã từ lâu các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đều đàm phán và ký hợp đồng với nhà nhập khẩu theo điều kiện giao hàng FOB dẫn tới thiệt hại cho doanh nghiệp như hàng giao nhưng chưa thể lấy tiền, có vận đơn muộn nên thời gian chịu lãi tăng lên…
Nếu các doanh nghiệp đàm phán và ký hợp đồng với nhà nhập khẩu để giao hàng theo phương thức FCA cho việc giao hàng bằng container không những cho mặt hàng cà phê mà cả mặt hàng khác. Phương thức giao hàng bằng container là theo thông lệ quốc tế mà nhiều nước đã áp dụng, ngay cả Việt Nam nếu áp dụng thành công sẽ đem lại hiệu quả cho nhà xuất khẩu.
phê sơ chế theo tiêu chuẩn 13-5-1 với giá thường thấp so với thị trường làm cho nông dân và nhà xuất khẩu Việt Nam bị thua thiệt lớn.
Hai năm gần đây, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà nhập khẩu phải tính tới sự bình đẳng nên giá cà phê xuất khẩu đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên vấn đề cốt lõi là chúng ta tham gia thị trường ở mức độ nào? Ví dụ nếu cùng phấn đấu xuất khẩu cà phê sạchchất lượng cao để được cộng thêm từ 50- 100 USD/tấn thì với sản lượng xuất khẩu từ 900 ngàn tới 1 triệu tấn, chúng ta thu thêm được 50- 100 triệu USD.