Đạo Bàlamô n đạo Hinđu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ TÀI NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT, NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CỦA ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 25 - 29)

* Đạo Bà la môn

- Thời gian xuất hiện: đạo Bàlamôn xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ, có thể nói là sớm nhất, ngay từ đầu thiên niên kỷ I TCN, khi người Aryan đã làm chủ phần lớn bán đảo Ấn Độ và bắt đầu xây dựng những quốc gia đầu tiên. Đạo này hình thành trên cơ sở của đạo Vêđa. Đạo Bàlamôn là tôn giáo của xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên do người Aryan lập ra ở Ấn Độ.

- Đạo Bàlamôn hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều tín ngưỡng nguyên thuỷ, là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ…Giáo lý căn bản của đạo Bàlamôn được trình bày trong bộ kinh Vêđa.

- Nội dung:

+ Đạo Bàlamôn là tôn giáo đa thần, trong đó tôn thờ thần Brahma là Đấng Tối cao, là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, vạn vật và loài người. Phò tá Brahma có thần Vishnu (thần Bảo vệ), thần Siva (thần phá hoại).

+ Đạo Bàlamôn tuyên truyền thuyết luân hồi và nghiệp báo. Đạo giải thích rằng linh hồn của mỗi người là một bộ phận của Brahma, mà Brahma thì tồn tại vĩnh hằng nên khi con người chết đi, linh hồn sẽ còn mãi và luân hồi trong nhiều kiếp sinh vật khác nhau. Cuộc sống con người ở kiếp sau phụ thuộc vào chính hành động, lời nói, suy nghĩ của họ ở kiếp trước. Nếu kiếp trước là người ngoan

đạo, sùng kính các thần, thực hiện đúng các nguyên tắc của đạo Bàlamôn thì ở kiếp sau, thân phận sẽ được ở đẳng cấp cao hơn, ngược lại sẽ rơi xuống địa vị thấp kém hơn, thậm chí biến thành súc vật. Vì thế sống ở kiếp này, con người phải phấn đấu để được đầu thai ở kiếp sau tốt hơn. Giai cấp thống trị Ấn Độ đã lợi dụng điều này để ngăn chặn sự phản kháng của quần chúng nhân dân.

+ Đạo Bàlamôn cho rằng xã hội phân chia thành các đẳng cấp là do ý chí của thần thánh nên nó tồn tại vĩnh viễn. Do đó, đạo Bàlamôn trở thành công cụ bảo vệ chế độ đẳng cấp bất bình đẳng trong xã hội Ấn Độ.

Trước khi đạo Bàlamôn ra đời, chế độ đẳng cấp đã xuất hiện trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy của người Arya, toàn bộ cư dân chia thành 4 đẳng cấp:

- Bàlamôn là đẳng cấp của những người làm nghề tôn giáo - Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến binh

- Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân làm nghề chăn nuôi, làm ruộng, thủ công, buôn bán.

- Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ, vốn là con cháu của các bộ lạc bại trận, không có tư liệu sản xuất.

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chế độ đẳng cấp là do sự phân hoá giai cấp, sự phân công về nghề nghiệp, sự phân biệt về bộ tộc. Nhưng các tăng lữ Bàlamôn thì dùng uy lực của thần linh để giải thích hiện tượng xã hội ấy. Luật Manu chép: “Vì sự phồn vinh của cả thế giới, từ mồm, tay, đùi và bàn chân của mình, ngài (thần Brahma) đã tạo nên Braman, Ksatơrya, Vaisya và Suđra”

Trong 4 đẳng cấp ấy, đẳng cấp Bàlamôn có địa vị cao nhất. Luật Manu viết: “Do sinh ra từ bộ phận cao quý nhất của thân thể Brahma, do sinh ra sớm nhất, do hiểu biết Vêđa, Bàlamôn có quyền là chúa tể của tất cả các tạo vật ấy”

Ngoài Bàlamôn, chỉ có hai đẳng cấp Ksatơrya và Vaisya mới được trở thành tín đồ của đạo Bàlamôn và cả ba đẳng cấp trên được quan niệm là những

người sinh hai lần, còn Suđra không được dự các buổi lễ tôn giáo và được quan niệm là những người sinh một lần.

+ Chú trọng tế lễ thần thánh rất xa xỉ. Mỗi cuộc tế lễ gọi là lễ hiến sinh, giết nhiều trâu bò, lễ lớn giết hàng trăm trâu bò. Lễ càng lớn thì càng được thần thánh phù hộ nhiều. Lúc đầu còn giết tù binh để tế lễ, về sau chỉ giết trâu bò.

- Đạo Bàlamôn đã đươc truyền bá rộng rãi ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Đến khoảng thế kỷ VI TCN, ở Ấn Độ xuất hiện một tôn giáo mới gọi là đạo Phật, đạo Bàlamôn bị suy thoái trong một thời gian dài.

- Sau này, đạo Bàlamôn cải biến tiếp thu một số tín điều của tôn giáo khác: bổ sung thêm một số kinh kệ, thần thánh, thay đổi một số lễ nghi, trở thành Ấn Độ giáo (Hinđu giáo)

* Hinđu giáo (Ấn Độ giáo)

Thế kỷ VII, đạo Phật suy sụp ở Ấn Độ, đạo Bàlamôn dần dần phục hưng, đến khoảng thế kỷ VIII, IX, đạo Bàlamôn đã bổ sung thêm nhiều yếu tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ…từ đó, đạo Bàlamôn được gọi là đạo Hinđu (hay Ấn Độ giáo)

Đạo Hinđu theo nguyên nghĩa có nghĩa là “tôn giáo của người Ấn Độ”, khái niệm đó lần đầu tiên được nhà sử học Bácthơ đưa ra trong cuốn “Tôn giáo Ấn Độ”, xuất bản năm 1879.

- Giáo lý đạo Hinđu về cơ bản không có gì khác so với giáo lý của đạo Bàlamôn. Những quan điểm cốt lõi về số phận của con người vẫn được giữ nguyên vẹn (luân hồi, nghiệp báo, giải thoát). Theo những quan niệm đó, số phận của con người ở kiếp này phụ thuộc vào chính hành động của con người ở kiếp trước. Con người có thể được giải thoát khi mà linh hồn của cá nhân người đó hoà nhập vào linh hồn của vũ trụ nhưng điều này rất khó xảy ra.

- Về thần linh: Hinđu giáo không chỉ tiếp nhận những vị thần linh của đạo Bàlamôn mà còn sáng tạo ra rất nhiều thần khác. Vì thế, Hinđu giáo là tôn giáo đa thần, trong đó có 3 thần được tôn thờ hơn cả: Brama, Visnu, Siva nhưng địa

càng được đề cao, tạo thành những giáo phái riêng biệt. Đạo Hinđu chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva (trong thời kỳ này đạo Hinđu có điều kiện phát triển xuống miền Nam Ấn Độ, rồi từ đó lan rộng ra các vùng Đông Nam Á, đặc biệt là giáo phái Siva).

Mỗi buổi sáng, tín đồ phái Visnu dùng son vẽ lên trán, còn tín đồ phái Siva thì bôi lên lông mày một vạch ngang bằng than phân bò cái hoặc đeo ở tay, ở cổ cái linga. Tuy nhiên hai phái đó vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trong một ngôi đền.

- Kinh thánh của đạo Hinđu ngoài các tập Vêđa và Upanisad còn có Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana và Purana.

- Về tục lệ, cũng như đạo Bàlamôn, đạo Hinđu cũng hết sức coi trọng sự phân chia đẳng cấp. Lúc này, chế độ đẳng cấp cũ Vácna đã chuyển biến sang Casta, xuất hiện nhiều đẳng cấp mới gọi là jati.

Hinđu giáo là tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ. Tôn giáo này còn truyền bá sang một số nước Đông Nam Á, đặc biệt là Cămpuchia từ thời Ăngko trở về trước. Ngày nay, ở Ấn Độ có khoảng 84% tổng số cư dân theo đạo Hinđu. Ngoài Ấn Độ, đa số dân Nêpan và đảo Bali ở Inđônêxia, gần 20% dân số Bănglađét và Xri Lanca vẫn theo đạo Hinđu.

=> Một số điểm cần lưu ý:

- Đạo Hinđu là một tôn giáo trục của Ấn Độ, chiếm tới 83% dân số (theo số liệu thống kê năm 1971). Tuy nhiên mức độ lan toả sang các nước khác để trở thành tôn giáo thế giới lại không mạnh mẽ như đạo Phật hay đạo Islam.

- Đạo Hinđu không phải là một tôn giáo nguyên dạng thuần khiết mà là tổng hợp của những hệ thống tôn giáo – tín ngưỡng - triết học. Đó là một tôn giáo không có người sáng lập, không có giáo chủ, giáo điều và một tổ chức nhà thờ trung ương chặt chẽ. Mặt khác, đạo Hinđu ở một dạng thức uyển chuyển thường xuyên biến thái, tiếp thu và đồng hoá ảnh hưởng của những tôn giáo

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ TÀI NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT, NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CỦA ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)