0
Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Đại hội Đảng lần thứ IX

Một phần của tài liệu NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG TỪ ĐẠI HỘI LẦN THỨ VIII, IX, X, XI, XII VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII (Trang 26 -28 )

5. Đóng góp của đề tài

2.2 Đại hội Đảng lần thứ IX

a) Hoàn cảnh: Đại hội Đại biểu lần thứ IX của Đảng diễn ra từ ngày 19 đến 22/4/2001 tại thủ đô Hà Nội. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.

-Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới. Toàn Đảng, toàn dân vững bước vào thế kỷ XXI.

b) Nội dung

-Chủ đề của Đại hội là: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới. Toàn Đảng, toàn dân vững bước vào thế kỷ XXI

-Khả năng duy trì hòa bình ổn định trên thế giới và khu vực cho phép chúng ta tập

trung vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đồng thời đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với các tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra. Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt và công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục có bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng.

-Trình độ làm chủ thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát triển. Toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Đây là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.

-Tình hình đất nước ta sau 15 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó,

-chúng ta còn phải đối phó với những thách thức: tụt hậu xa hơn về

kinh tế so với nhiều

nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn

tham nhũng

quan liêu, “diễn biến hoà bình” do các thế lực thù địch gây ra. Nắm bắt cơ

hội, vượt

qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa

sống còn

của Đảng và nhân dân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra

trong hoàn

cảnh đó, nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất nước trong

những năm

2001 - 2005 và 2001 - 2010.

-Đại hội IX của Đảng đã đánh giá về chặng đường 71 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội, rút ra những bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới, từ đó phát triển và hoàn thiện đường lối, định ra chiến lược phát triển đất nước trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI.

-Đánh giá về nước ta trong thế kỷ XX, Đại hội IX khẳng định: Thế kỷ XX là thế kỷ của những biến đổi to lớn, thế kỷ đấu tranh oanh liệt giành lại độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thế kỷ của những chiến công và thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và thời đại.

-“Với những thắng lợi giành được trong thế kỷ XX, nước ta từ một nước thuộc địa

nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

-Tổng kết 10 năm thực hiện “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến

năm 2000”. Đại hội đánh giá tổng quát: phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991-2000 đã được thực hiện. Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hoá xã hội không ngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng độc lập tự chủ được nâng lên, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

-Đại hội IX khẳng định những kinh nghiệm, bài học đổi mới mà các Đại hội VI, VII, VIII của Đảng đã đúc rút vẫn có giá trị lớn, nhất là các bài học chủ yếu sau:

- Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo.

- Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.

-Đường lối kinh tế của Đảng được Đại hội thông qua là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

-“Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế”; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Đại hội khẳng định phải coi xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Đảng ta, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

-Đại hội IX đã hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010 với mục tiêu tổng quát là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

c) Những cột mốc quan trọng

-Năm 2001 - 2005: GDP tăng bình quân 7,5%/năm .Vốn đầu tư trong nước tăng 72% tổng vốn đầu tư toàn xã hội .Chỉ số phát triển con người được nâng lên.

-Năm 2003: kinh tế tư nhân phát triển mạnh .Công nghiệp chuyển biến tích cực .Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình hội nhập AFTA.

-Năm 2004 : Hoạt động đối ngoại sôi động ,tổ chức thành công ASEM 5.

-Năm 2005 : Thu nhập bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng , tăng 75% so với năm 2000 ( 5,7 triệu đồng ). Thành tựu KHCN được ứng dụng tạo ra nhiều sản phẩm , dịch vụ chất lượng cao.

Một phần của tài liệu NỘI DUNG QUAN ĐIỂM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA CỦA ĐẢNG TỪ ĐẠI HỘI LẦN THỨ VIII, IX, X, XI, XII VÀ CHỦ TRƯƠNG ĐIỀU CHỈNH THỜI GIAN THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII (Trang 26 -28 )

×