Số lá và tốc độ ra lá trên thân chính của năm giống dưa leo baby

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO BABY TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ MÀNG TẠI LÂM HÀ (Trang 29)

2. Mục tiêu thí nghiệm

3.2.2 Số lá và tốc độ ra lá trên thân chính của năm giống dưa leo baby

Lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất của cây, thực hiện chức năng quang hợp, tạo nên chất hữu cơ và năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Năng suất cây trồng tạo ra thì 90 – 95% là nhờ quang hợp. Lá còn là đặc trưng hình thái của giống. Đồng thời động thái ra lá của cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển của bộ rễ và các cơ quan khác. Số lá của năm giống dưa leo baby trong thí nghiệm được trình bày trong Bảng 3.5.

26

Bảng 3.5. Số lá của năm giống dưa leo baby thí nghiệm

Giống Số lá (lá/cây)

3 NST 10 NST 17 NST 24 NST Jerry 2 ns 4 ns 8,1 a 14,5 a Cengel 2 3,9 7,8 ab 13,9 ab 388 2 3,8 7,3 b 13,8 b Retro 2 4 7,6 b 14,3 ab Unistar 2 3,9 7,7 ab 14,4 a CV (%) 0 3,32 3,48 2,22

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở α = 0,05; ns: khác biệt không có ý nghĩa

Kết quả thống kê bảng 3.5 cho thấy tại thời điểm 3 NST và 10 NST không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Thời điểm 3 NST toàn bộ các giống chỉ có 2 lá thật đến thời điểm 10 NST số lá bắt đầu đã có sự thay đổi nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tại thời điểm 17 NST, số lá của năm giống dưa leo baby thí nghiệm đã có sự khác biệt, số lá dao động từ 7,3 – 8,1 lá/cây. Trong đó, giống Jerry đạt số lá cao nhất là 8,1 lá/cây khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống hai giống có số lá thấp nhất là 388 (7,3 lá/cây) và giống Retro (7,6 lá/cây) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với giống Cengel (7,8 lá/cây) và Unistar (7,7 lá/cây).

Đến thời điểm 24 NST, khả năng ra lá của năm giống dưa leo thí nghiệm dao động từ 13,8 – 14,5 lá/cây. Khả năng ra lá cao nhất là giống Jerry (14,5 lá/cây) và Unistar (14,4 lá/cây), tiếp đến là giống Retro (14,3 lá/cây) và Cengel (13,9 lá/cây), thấp nhất là giống 388 (13,9 lá/cây).

27

Bảng 3.6. Tốc độ ra lá (lá/ngày) của năm giống dưa leo baby trong thí nghiệm

Giống Tốc độ ra lá (lá/ngày)

3 - 10 NST 10 - 17 NST 17 - 24 NST Jerry 0,29 0,59 0,91 Cengel 0,28 0,55 0,88 388 0,26 0,5 0,92 Retro 0,29 0,51 0,95 Unistar 0,28 0,54 0,95

Dựa vào bảng 3.6, ta thấy:

Thời gian từ 3 - 10 NST, ngoài 2 lá mầm thì những lá thật mới được hình thành, bộ rễ còn yếu nên tốc độ ra lá của các giống đều rất chậm dao động từ 0,26 - 0,29 lá/ngày.

Thời kỳ từ 10 - 24 NST, bộ rễ của cây đã phát triển nên khả năng hút nước tăng lên rất nhiều, đồng thời diện tích lá tăng lên nên khả năng quang hợp để tổng hợp nên các chất hữu cơ tăng lên nhiều điều đó đã thúc đẩy quá trình vươn lóng, phân chia đốt mạnh hơn tạo điều kiện cho lá mới được hình thành, số lá của cây cũng tăng nhanh hơn. Giai đoạn 10 – 17 NST và 17 – 24 NST, tốc độ ra lá của các giống tương đương nhau dao động từ 0,5 - 0,59 lá/ngày (10 – 17 NST) và 0,88 – 0,95 ( 17 – 24 NST).

3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của năm giống dưa leo baby thí nghiệm

Năng xuất là mục tiêu cuối cùng của người sản xuất hướng tới nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất đối với từng loại cây trồng trên một đơn vị diện tích. Năng xuất là yếu tố quan trọng để đánh giá phẩm chất của giống và thể hiện hiệu quả kinh tế do giống mang lại. Năng xuất của giống phụ thuộc vào yếu tố di truyền với các đặc điểm như: Số quả trên cây, khối lượng quả, kích thước quả,... Trong quá trình theo dõi, thu được kết quả năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất qua bảnh 3.7 như sau:

28

Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của năm giống dưa leo baby thí nghiệm

Giống Số quả/cây (quả/cây)

P quả/cây

(kg/cây) P 1 quả (g/quả) NSLT ( tấn/ha)

Jerry 64.3 d 2.5 c 39 a 83.2 c Cengel 79.5 a 2.9 a 36 bc 96.3 a 388 52.3 e 1.9 d 36 c 62.3 d Retro 68.5 c 2.4 c 35 c 80.9 c Unistar 72.8 b 2.7 b 37 b 89.9 b CV (%) 2.84 3.71 1.88 3.71

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở α = 0,05; ns: khác biệt không có ý nghĩa.

Số quả trên cây có liên quan đến yếu tố di truyền và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sẽ cho số quả cao. Số liệu ở bảng 3.7 cho thấy số quả/cây các giống dưa leo baby thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê. Số quả/cây cao nhất là giống Cengel (79,5 quả/cây) tiếp đến lần lượt là các giống Unistar (72,8 quả/cây), Retro (68,5 quả/cây), Jerry (64,3 quả/cây), giống có số quả thấp nhất là giống 388 (52,3 quả/cây). Khối lượng trung bình quả/cây của năm giống dưa leo baby thí nghiệm dao động từ 1,9 – 2,9 kg/cây sự khác biệt gần tương tự với số quả/cây (số quả/cây cao thì khối lượng trung bình quả/cây cao), giống có khối lượng trung bình quả/cây cao nhất vẫn là Cengel (2,9 kg/cây), thấp nhất là giống 388 (1,9 kg/cây), điều đó cho thấy sự biến động của khối lượng trung bình 1 quả của dưa leo baby là không lớn từ 36 – 39 g/quả, phù hợp với tiêu chuẩn dưa leo baby thương mại. Giống Jerry tuy có số quả thấp nhất nhưng có khối lượng trung bình một quả lớn nhất (39 g/quả) cho nên khối lượng trung bình quả/cây của giống Jerry cao hơn giống Retro mặc dù số quả/cây giống Retro cao hơn giống Jerry. Hai giống 388 và Retro có khối lượng trung bình một quả thấp nhất là 36 g/quả.

29

Năng suất lý thuyết thể hiện tiềm năng cho năng suất tối đa của từng giống có thể mang lại nếu cung cấp đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho cây trồng phát huy hết khả năng của nó tức là trong điều kiện tối ưu nhất. Năng suất lý thuyết của các giống dưa leo baby tham gia thí nghiệm biến động từ 62,3 – 96,3 tấn/ha sự khác biệt rõ ràng có ý nghĩa về mặt thống kê. Giống có năng suất cao nhất là giống Cengel (96,3 tấn/ha), tiếp đến là giống Unistar (89,9 tấn/ha), hai giống Jerry và Retro có năng suất trung bình lần lượt là 83,2 và 80,9 tấn/ha. Giống có năng suất thấp nhất là 388 (62,3 tấn/ha), có thể thấy giống 388 có năng suất thấp nhất rõ ràng so với các giống khác.

Ngoài ra, kích thước quả là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống có phù hợp với nhu cầu thương mại trên thị trường hay không, quả phải đạt tiêu chuẩn về kích thước cũng như khối lương cho nhà thu mua. Đối với giống dưa leo baby kích thước quả không được quá to, đường kính quả khoảng 2 – 3 cm, chiều dài quả khoảng từ 8 – 12 cm, tùy từng địa phương mà nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là khác nhau, từ đó chọn giống cho phù hợp với từng nơi. Kết quả đo kích thước quả được thể hiện qua bảng 3.8:

Bảng 3.8. Kích thước quả dưa leo baby của năm giống thí nghiệm

Giống Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm)

Jerry 10,3 a 2,2 ns Cengel 9,7 b 2,2 388 9,4 c 2,2 Retro 9,9 b 2,1 Unistar 8,7 d 2,4 CV (%) 0,95 0,66

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở α = 0,05; ns: khác biệt không có ý nghĩa.

Qua bảng 3.8 cho thấy đường kính quả không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê, chiều dài quả có sự khác biệt có ý nghĩa. Giống có chiều dài dài nhất là giống Jerry (10,3 cm), tiếp đến là các giống Retro (9,9 cm), Cengel (9,7 cm), 388 (9,4 cm), chiều dài ngắn nhất là giống Unistar (8,7 cm). Trong cùng một điều kiện thời tiết, chăm sóc,

30

hình dạng quả có liên quan đến đặc tính di truyền của từng giống, giống Jerry có hình trụ dài, giống Unistar cho dạng quả ngắn, các giống còn lại cho kích thước trung bình, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

3.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả của năm giống dưa leo baby thí nghiệm 3.4.1 Hàm lượng chất khô trong năm giống dưa leo baby thí nghiệm.

Bảng 3.9. Hàm lượng chất khô trong năm dưa leo baby thí nghiệm.

Giống Hàm lượng chất khô (%)

Jerry 4,3 b Cengel 5,0 ab 388 5,3 a Retro 5,3 a Unistar 5,4 a CV (%) 8,99

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở α = 0,05; ns: khác biệt không có ý nghĩa.

Hàm lượng chất khô trong thực vật tỉ lệ nghịch với hàm lượng lượng nước có trong nó, chất khô càng nhiều thì lượng nước trong rau quả càng ít và ngược lại. Hàm lượng chất khô cho ta biết khả năng tích luỹ nước trong quả của các giống dưa chuột, nếu hàm lượng nước cao sẽ làm giảm nồng độ các chất hoà tan, quả có vị nhạt mặt khác cũng gây khó khăn cho quá trình bảo quản. Vì vậy, việc phân tích hàm lượng chất khô là rất quan trọng. Qua bảng 3.9, cho thấy hàm lượng chất khô năm giống dưa leo thí nghiệm có sự khác biệt nhưng không lớn dao động từ 4,3 – 5,4% có nghĩa là hàm lượng nước khoảng 94,7 – 95,7%, kết quả này phù hợp với dữ liệu USDA là hàm lượng nước 95,23%. Trong năm giống thí nghiệm trên thì giống Jerry cho ra hàm lượng chất khô thấp nhất 4,3% có ý nghĩa thống kê so với các giống cao nhất là 388 (5,3%), Retro (5,3%), Unistar (5,4%), nhưng không có ý nghĩa so với giống Cengel (5%).

31

3.4.2 Độ ngọt của năm giống dưa leo baby thí nghiệm.

Bảng 3.10. Độ ngọt của năm giống dưa leo baby thí nghiệm

Giống Hàm lượng đường (Brix)

Jerry 5.0 a Cengel 4.3 b 388 3.8 c Retro 4.5 b Unistar 4.0 c CV (%) 3.65

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có cùng chữ cái thì sự khác biệt không có ý nghĩa ở α = 0,05; ns: khác biệt không có ý nghĩa.

Hàm lượng đường cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng, đặc biệt đối với dưa chuột ăn tươi, hàm lượng đường cao thì quả cho vị ngọt ăn ngon hơn. Qua kết quả phân tích ở bảng 3.10, hàm lượng đường của các giống dưa leo baby thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa thống kê dao động trong khoảng 3,83 – 5 brix. Giống dưa leo baby có hàm lượng đường cao nhất là Jerry (5 brix), tiếp đến là Cengel (4,33 brix), Retro (4,5 brix), thấp nhất là 388 (3,83 brix) và Unistar (4 brix).

3.5 Tình hình sâu bệnh hại trên năm giống dưa leo baby thí nghiệm.

Cây dưa leo là cây rau ăn quả được trồng ở nhiều nước trên thế giới, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng ở nước ta. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến diện tích, năng suất và phẩm chất của dưa là do sự phá hại nghiêm trọng của một số đối tượng sâu bệnh hại chính. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng giống. Do đặc điểm thực vật của cây dưa chuột là cây thuộc họ bầu bí nên thành phần sâu, bệnh hại trên dưa chuột cũng rất đa dạng. Sâu hại chủ yếu tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây (Nguyễn Hữu Doanh, 2005).

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm trên cây dưa leo baby xuất hiện một số sâu hại chính như bọ trĩ, rệp, sâu vẽ bùa và xuất hiện bệnh hại chính là bệnh phấn trắng. Kết quả theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính trên cây dưa chuột thể hiện qua bảng 3.11 sau đây:

33

Bảng 3.11. Tình hình sâu bệnh hại trên năm giống dưa leo baby thí nghiệm

Giống

Loại sâu hại Loại bệnh hại Bọ trĩ Rệp Sâu vẽ bùa Bệnh phấn trắng

Jerry 2 2 2 4 Cengel 2 1 2 4 388 1 1 2 4 Retro 1 1 2 4 Unistar 1 1 2 5 Ghi chú:

Đánh giá tình hình sâu hại:

Điểm 1: không bị sâu hại Điểm 2: Một số cây bi hại

Điểm 3: 50% số cây, số quả bị hại Điểm 4: phần lớn số cây bị hại

Đánh giá tình hình bệnh hại

Điểm 0: không có triệu chứng (không bị hại)

Điểm 1: Triệu chứng đầu tiên đến 19% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất nhẹ) Điểm 2: 20-39% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nhẹ)

Điểm 3: 40-59% diện tích lá bị nhiễm (bị hại trung bình) Điểm 4: 60-79% diện tích lá bị nhiễm (bị hại nặng) Điểm 5: > 80% diện tích lá bị nhiễm (bị hại rất nặng)

Sâu hại chủ yếu giai đoạn cây con là bọ trĩ, chỉ xuất hiện ở hai giống là Jerry và Cengel ở mức độ nhẹ khoảng vài con trên ô thí nghiệm. Rệp chỉ xuất hiện 2 cây trong 1 ô thí nghiệm ở giống Jerry. Sâu vẽ bùa xuất hiện ở tất cả các giống rất ít.

Bệnh phấn trắng (Erysiphecichoracearum) gây hại chủ yếu trên phiến lá, trên bề mặt lá có vết nấm bệnh phấn trắng bao phủ. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao

34

bệnh phấn trắng rất dễ lây lan. Bệnh phấn trắng bắt đầu xuất hiện từ 9 ngày sau trồng trên tất cả các giống dưa leo baby ở mức độ nhẹ cho đến kết thúc vụ bệnh rất nặng nhưng nặng nhất trên giống Unistar. Đây là bệnh xuất hiện duy nhất trong cả vụ làm thí nghiệm.

Thời gian trồng cây là mùa nắng, vì vậy các giống chủ yếu bị sâu hại, nhưng đã kịp thời xử lý bằng thuốc BVTV, vệ sinh vườn sạch sẽ nên mật độ cây bị sâu hại trên các giống là rất ít. Mùa nắng, thời tiết hanh khô, bệnh phấn trắng rất dễ phát triển.

35

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài Khảo sát sinh trưởng, năng suất và chất lượng của năm giống dưa leo baby trồng trên giá thể trong nhà màng tại Lâm Hà, tôi đưa một số ra kết luậnsau:

1. Các giống dưa leo baby trong thí nghiệm đều có sự sinh trưởng tốt, trong đó giống Jerry có sinh trưởng tốt hơn các giống còn lại về chiều cao và cả số lá trên cây (113,1 cm và 14,5 lá).

2. Giống Cengel có năng suất quả cao nhất (96,3 tấn/ha), thấp nhất là giống 388 (62,3 tấn/ha).

3. Giống Jerry có hàm lượng chất khô thấp nhưng hàm lượng đường trong quả cao nhất.

4. Năm giống dưa leo baby thí nghiệm đều mẫn cảm với bệnh phấn trắng, trong đó giống Unistar bị nặng nhất. Sâu hại chủ yếu trên các giống giai đoạn cây con là bọ trĩ, rệp và sâu vẽ bùa ở mức độ thấp.

Đề nghị

Tiếp tục thực hiện thí nghiệm này trong nhiều vụ, ở những vùng có điều kiện khác nhau để có kết luận chính xác nhất về khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột nói trên.

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

1. Trần Thị Ba (2013), Đặc tính sinh học và kỹ thuật canh tác, Đại học Cần Thơ.

2. Nguyễn Thị Bích Chi (2007). So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất năm giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng tại xã Cư An, huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai.

Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

3. Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba (2001), Kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

4. Tạ Thu Cúc (2005), Giáo trình Kỹ thuật trồng rau, NXB Hà Nội.

5. Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An và Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình Cây rau, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

6. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Nguyễn Hữu Doanh (2005), Kinh nghiệm phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại cây trong vườn, Nhà xuất bản Thanh Hóa.

8. Lê Tiến Dũng (2009), Bài giảng giống và chọn giống đại cương, Trường Đại học

Nông lâm Huế.

9. Phạm Văn Duệ (2005), Giáo trình Di truyền và chọn giống cây trồng, Nhà xuất bản Hà Nội, Việt Nam.

10. Vũ Đình Hòa, Vũ Văn Liết và Nguyễn Văn Hoan (2005), Giáo trình chọn giống

cây trồng,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

11. Ngô Trọng Tăng Hồng (2012). So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của tám giống dưa leo trồng tại Cao Lãnh - Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Nông học, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

12. Lê Hồ Trúc Huỳnh (2015), So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của bảy giống dưa leo (Cucumis sativus L.) trồng vụ hè thu năm 2014 tại thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA NĂM GIỐNG DƯA LEO BABY TRỒNG TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ MÀNG TẠI LÂM HÀ (Trang 29)