Đối với công tác truyền thông dịch bệnh

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống covid mà việt nam đã thực hiện trong thời gian qua (Trang 26 - 31)

II. Hoạt động truyền thông ở Việt Nam thời gian hiện tại

2. Đối với công tác truyền thông dịch bệnh

Các nguồn tin được cập nhật mỗi ngày song dễ gây bối rối, nhiễu thông tin bởi ngày càng nhiều trang báo tung tin giả, sai sự thật để “giật tít”, “kiếm fame”. Họ

luôn tranh thủ mọi thời cơ để gây nũng loạn, thâu tóm một phần dân số thiếu hiểu biết, chưa nắm vững được thông tin từ các báo chính thống.

Thời gian đầu chống dịch, hoạt động truyền thông dù mạnh, đa dạng, phong phú các thể loại nhưng chưa đủ sức thuyết phục về thực tiễn để người dân nâng cao đề phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

VD: Tuân theo các chỉ thị và nguyên tắc bởi sự “ép buộc”, không hiểu rõ sự nghiêm trọng đằng sau những con số mà các nguồn tin đưa ra.

Ngoài ra, khi những đợt dịch đi qua, sự “thả lỏng” về truyền thông dẫn tới sự chủ quan của mọi người trong khoảng thời gian “giãn dịch”. Khi không có giãn cách và chỉ thị, người dân luôn muốn trở lại cuộc sống bình thường, dẫn tới tình trạng “bùng phát âm thầm” và trở lại mạnh mẽ hơn, nguy hiểm hơn do virus biến chủng liên tục.

Hơn thế, chỉ một phần nhỏ người dân có thể hiểu rõ quy trình phát bệnh, biến chủng của virus và sự nguy hiểm của các đợt dịch mới. Chỉ khi dịch trở lại nặng nề hơn, họ mới thật sự quan tâm tới thời cuộc.

Những người sống ở tỉnh, vùng núi và những nơi còn “hoang sơ”, kém phát triển như nông thôn sẽ thiếu kiến thức về dịch bệnh, không có đủ phương tiện để tiếp cận truyền thông như thành phố hoặc các vùng phát triển hơn dẫn tới không đề phòng hay quan tâm tình hình mọi lúc. Nếu thay vào đó là báo in, thông tin sẽ bị chậm về đường truyền và quy trình in ấn báo. Dù luôn là “báo mới” song thông tin có thể thiếu và chưa đủ ngọn nguồn.

Trải qua hai năm “sống chung với lũ”, Việt Nam ta đã phải chứng kiến 25.858 ca tử vong và hàng triệu người nhiễm bệnh song tinh thần dân tộc, đoàn kết, đồng lòng, yêu thương và sự sát cánh của Đảng, toàn Dân, toàn Quân, cả hệ thống chính trị đã giúp ta chống chọi, đứng lên trước từng đợt sóng của dịch bệnh.

“Chống dịch như chống giặc” đã in sâu vào trong “lịch sử” thời 4.0. Công tác

truyền thông phòng, chống dịch luôn dựa theo: “dân biết – dân hiểu – dân tin – dân theo – dân làm”. Song song với việc “dập dịch” là phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn “bình thường mới”, thích ứng linh hoạt, hiệu quả chống dịch.

Có thể nói, kể từ khi dịch bệnh “nhen nhóm” trên đất nước ta, sự khủng hoảng kinh tế đã trở lại với 1/4 doanh nghiệp phá sản và 2/3 doanh nghiệp cắt giảm hầu hết nhân lực. Tất cả mọi ngành nghề như: xuất nhập khẩu, nông nghiệp, du lịch, kế toán, giáo viên,… đều trong tình trạng khó khăn và đóng cưa hoàn toàn, ngay cả khi được coi là “công việc ổn định” cũng bị đảo lộn hoàn toàn. Đớn đau hơn cả là sự chia tán, ra đi “không vội một lời chào” của các gia đình; những em bé, trẻ sơ sinh rơi vào cảnh mồ côi; “kẻ bạc tiễn đầu xanh”….

Bù đắp lại những tổn hại về kinh tế - xã hội thì hoạt động truyền thông nước ta ngày càng được cải thiện và cố gắng hiệu quả về mọi mặt như tuyên truyền về vaccine và hỗ trợ miễn phí hoàn toàn cả hai mũi tiêm cho toàn dân. Toàn quốc đã đạt tổng số 51.797.185 mũi tiêm, cập nhật trên hệ thống tiêm chủng, trong tổng số 53.763.377 mũi đã tiêm, đạt tỉ lệ 96.34% (số liệu trích từ “Vai trò của truyền thông trong đợt dịch COVID – 19 thứ 4, tạp chí ban tuyên giáo trung ương).

Bên cạnh đó còn vài mặt hạn chế cần khắc phục kịp thời, nhất là với nguồn thông tin trên mạng và cần cung cấp thêm nhiều hình ảnh thực tế đến với người xem. Những đợt dịch đi qua đã để lại trên dải đất hình chữ S một “kỉ niệm” cùng SARS- CoV-2 (COVID – 19), đau thương có và mất mát đã có, mong rằng chúng ta luôn giữ vững tinh thần cùng lòng đoàn kết, yêu thương lẫn nhau và ý thức bảo vệ chính

mình để cùng đón nhiều năm mới “đẩy lùi dịch bệnh”; hoạt động truyền thông được phát huy tích cực nhất.

Cuối cùng là một vài hình ảnh về những chiến sĩ, anh hùng đã xả thân cứu nước, những bệnh nhân đã được trút bỏ hết tất thảy đau đớn, sống một “cuộc đời” mới an nhiên, bình thản và đã được phát sóng toàn quốc:

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Vai trò của truyền thông trong đợt dịch COVID-19 thứ 4” - Tạp chí Ban tuyên giáo Trung ương.

2. “Chấn chỉnh ngay những hạn chế trong phòng, chống dịch Covid-19” - Trang thông tin điện tử Đảng Bộ Trần Văn Thời.

3. “Phòng chống COVID-19 tại Việt Nam – sau 2 năm nhìn lại” - Trường đại học An Ninh Nhân Dân.

4. “Gần 160 ngày TP.HCM chống dịch” - báo Tuổi Trẻ

5. “Bản tin dịch ngày 10/9: TP. HCM ghi nhận 7.539 ca trong tổng số 13.321 ca của cả nước” - Bộ Y tế, cổng thông tin điện tử.

6. “Hà Giang sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong phòng, chống COVID-19” - tạp chí Người làm báo điện tử.

7. “Toàn cảnh 3 giai đoạn dịch COVID-19 tại Việt Nam” - báo Thanh Niên. 8. “ “Cuộc chiến” chống dịch COVID-19 tại Việt Nam: 100 ngày nhìn lại” - Bộ Y tế BV Bạch Mai.

9. “Kế hoạch truyền thông chống dịch COVID-19 với thông điệp "Trên dưới một lòng, kiểm soát dịch thành công, khôi phục kinh tế - xã hội" - Sở Thông tin và Truyền thông.

10. “Việt Nam là bạn, là đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế” - báo điện tử ĐCSVN.

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt động truyền thông về phòng chống covid mà việt nam đã thực hiện trong thời gian qua (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)