Nhóm quy định về kiểm soát tập trung kinh tế

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới (Trang 129 - 132)

độc quyền

5. Nhóm quy định về kiểm soát tập trung kinh tế

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế cũng như rà soát để phù hợp với các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, phạm vi các hình thức tập trung kinh tế được kiểm soát nên giữ nguyên như hiện nay, nghĩa là bao gồm 04 hình thức: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp.

5.2. Ngưỡng kiểm soát TTKT

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ Công Thương đề xuất nên bãi bỏ tiêu chí thị phần kết hợp của các bên tham gia để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, thay vào đó, bổ sung các tiêu chí khác để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế, bao gồm tổng doanh thu, tổng tài sản của một trong các bên tham gia tập trung kinh tế trên thị trường Việt Nam và giá trị giao dịch tập trung kinh tế. Tuy nhiên, do giá trị của các ngưỡng thông báo tập trung kinh tế theo các tiêu chí này là các con số tuyệt đối, có thể thay đổi, biến động theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội, do đó, nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết các giá trị cụ thể này.

Tóm lại, có thể quy định về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế như sau:

“1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải thông báo cho Ủy ban cạnh tranh Quốc gia trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ trên một trong các tiêu chí sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của một trong các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế.

3. Chính phủ quy định chi tiết về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện rà soát để điều chỉnh ngưỡng thông báo tập trung kinh tế cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.”

5.3. Quy định kiểm soát đối với TTKT

Với việc thay đổi cách tiếp cận kiểm soát tập trung kinh tế, từ cấm dựa trên ngưỡng thị phần của các bên tham gia tập trung kinh tế, dự thảo Luật nên xem xét sửa đổi quy định cấm đối với tập trung kinh tế nếu có tác động hoặc khả năng gây tác động hạn

chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường mà không thể được khắc phục bởi bất kỳ biện pháp nào. Việc quyết định xử lý đối với vụ việc tập trung kinh tế phải được thực hiện trên cơ sở thẩm định tập trung kinh tế của cơ quan cạnh tranh dựa trên các bước lọc về mức độ tích tụ thị trường và đánh giá tác động cạnh tranh của việc tập trung kinh tế. Theo đó, có thể quy định như sau:

“Cấm tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam mà không có biện pháp nào để khắc phục những tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đó.”

“Việc thẩm định chính thức tập trung kinh tế căn cứ các tiêu chí sau đây: a) Khả năng tác động hạn chế cạnh tranh;

b) Khả năng tác động tích cực của việc tập trung kinh tế đối với nền kinh tế.”

6. Nhóm quy định về kiểm soát hành vi CTKLM 6.1. Phạm vi điều chỉnh đối với hành vi CTKLM

Xét về bản chất, hành vi CTKLM thể hiện sự cạnh tranh quá mức của doanh nghiệp, trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng nói chung, qua đó tác động tới lợi ích công. Khi hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát triển đến một mức độ nào đó và trở nên phổ biến sẽ có thể tác động đến lợi ích công, gây thiệt hại cho môi trường cạnh tranh nói chung và người tiêu dùng. Do đó, việc kiểm soát, điều chỉnh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cần thiết và phù hợp với mục tiêu chung của Luật Cạnh tranh là đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Hơn nữa, mặc dù các luật chuyên ngành có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên không mang tính bao quát. Ngay cả một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng chưa được đề cập hết trong các luật chuyên ngành. Do đó, nếu bỏ cạnh tranh không lành mạnh ra khỏi Luật Cạnh tranh sẽ tạo ra một khoảng trống pháp lý, ít nhất trong thời gian 2-3 năm.

Bởi vậy, Bộ Công Thương đề xuất nên tiếp tục điều chỉnh hành vi CTKLM trong dự thảo Luật này. Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng các luật chuyên ngành có chứa đựng các quy định liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh để khái quát hoá và quy định đầy đủ hơn theo hướng cố gắng đưa hết các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện và tương đối phổ biến cũng như đã được quy định trong các luật khác vào trong dự án Luật này để tránh xung đột pháp luật. Đồng thời, nên bổ sung nguyên tắc xử lý để giải quyết mối quan hệ giữa các quy định về hành vi CTKLM trong Luật này và các luật khác.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật phải quy định định nghĩa về hành vi CTKLM mang tính khái quát chung, làm căn cứ nền tảng cho các quy định về hành vi CTKLM trong các luật khác. Các Luật chuyên ngành khi quy định về hành vi CTKLM trong một ngành, lĩnh vực cụ thể phải căn cứ vào định nghĩa tại Luật gốc này. Khái niệm về hành vi CTKLM có thể được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004, tham khảo nguyên tắc của pháp luật dân sự và các quy định tại Điều 10bis Công ước Paris 1883. Theo đó, có thể định nghĩa về hành vi CTKLM như sau: “Hành vi cạnh

tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác”.

6.2. Quy định về hành vi CTKLM

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất cập trong quá trình thực thi, rà soát, so sánh với quy định của các pháp luật khác, đồng thời, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi CTKLM theo hướng:

Thứ nhất, bãi bỏ các hành vi không liên quan, không phải là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp, bao gồm hành vi bán hàng đa cấp bất chính và hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội.

Thứ hai, bổ sung thêm hành vi lôi kéo khách hàng bất chính có bản chất CTKLM nhưng chưa được quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004.

Thứ ba, cần dẫn chiếu đến các quy định về hành vi CTKLM trong các pháp luật khác mà không quy định lặp lại tại Dự luật. Đồng thời, phải bổ sung quy định về nguyên tắc xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định ở các Luật khác, theo đó, các hành vi này được xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cụ thể, quy định về hành vi CTKLM có thể được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: 1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; 2. Ép buộc trong kinh doanh;

3. Gièm pha doanh nghiệp khác;

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; 5. Lôi kéo khách hàng một cách bất chính;

6. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại các Luật khác”.

6.3. Trình tự, thủ tục điều tra, xử lý vụ việc CTKLM

So với vụ việc hạn chế cạnh tranh thì vụ việc CTKLM có tính chất đơn giản hơn. Do đó, về tố tụng cạnh tranh, dự thảo Luật nên quy định trình tự, thủ tục điều tra vụ việc CTKLM theo hướng đơn giản hoá, chỉ quy định trình tự điều tra chung thay vì điều tra sơ bộ và điều tra chính thức như quy định trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Thời hạn điều tra vụ việc CTKLM nên được rút ngắn hơn xuống còn khoảng 60 ngày thay vì 30 ngày điều tra sơ bộ và 90 ngày điều tra chính thức như trước kia để đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng phải quy định rõ nghĩa vụ chứng minh của cơ quan cạnh tranh, của doanh nghiệp đối với từng trường hợp cụ thể. Theo đó, trường hợp hành vi CTKLM phát triển đến một mức độ có thể tác động đến lợi ích công, gây thiệt hại cho môi trường cạnh tranh nói chung và đông đảo người tiêu dùng, khi đó Nhà nước phải can thiệp

và có nghĩa vụ chứng minh thuộc về Nhà nước; trường hợp có khiếu nại, thì bên khiếu nại có nghĩa vụ chứng minh các nội dung khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp./.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới (Trang 129 - 132)