Đặc trưng của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu của các công trình nghiên cứu liên

1.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử

Căn cứ vào khái niệm về thương mại điện tử như đã nêu ở trên thì bản chất thương mại điện tử là các hoạt động thương mại được thực hiện bằng các phương tiện điện tử được kết nối với nhau thông qua Internet. Chính vì vậy, bên cạnh các vấn đề giống như thương mại truyền thống thì thương mại điện tử có một số đặc trưng sau:

1.1.2.1. Chủ thể tham gia vào giao dịch thương mại điện tử

Cũng giống như trong thương mại truyền thống, các chủ thể tham gia vào thương mại điện tử bao gồm: Chính phủ (Goverment), doanh nghiệp (Business) và người tiêu dùng (Customer). Tuỳ thuộc các chủ thể tham gia vào từng giao dịch cụ thể mà thương mại điện tử có các mô hình sau: Mô hình giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Customer) viết tắt là (B2C), giữa doanh nghiệp với doanh

32 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2020), Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử 2020,

nghiệp (Business to Business) viết tắt là (B2B), giữa doanh nghiệp với Chính phủ (Business to Goverment) viết tắt là (B2G), giữa người tiêu dùng với Chính phủ (Customer to Goverment) viết tắt là (C2G), giữa các cơ quan của chính phủ với nhau (Goverment to Goverment) viết tắc là (G2G). Trong các mô hình trên thì mô hình B2B là mô hình phổ biến và phát triển mạnh nhất của thương mại điện tử. Nếu xét về doanh số thì mô hình B2B chiếm tới 70% tổng doanh thu của thương mại điện tử.

Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như trong giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba. Đó là các nhà cung cấp dịch vụ, tổ chức chứng thực đây là những chủ thể tạo ra các điều kiện cho thương mại điện tử được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn. Các nhà cung cấp dịch vụ và tổ chức chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong các giao dịch thương mại điện tử.

1.1.2.2. Trong thương mại điện tử, các chủ thể giao dịch không cần gặp mặt trực tiếp

Trong thương mại truyền thống, để tiến hành giao dịch các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau để tiến hành thoả thuận nhằm thống nhất nội dung của giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động như: chào hàng, đặt hàng, chuyển tiền, séc, hoá đơn, vận đơn, gửi báo cáo... Các phương tiện viễn thông như: điện thoại, fax, telex... chỉ được sử dụng một cách hạn chế để nhằm hỗ trợ trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình giao dịch. Mặt khác, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống cũng chỉ để chuyển tải các thông tin một cách trực tiếp giữa các chủ thể cụ thể trong cùng một giao dịch.

Từ khi xuất hiện mạng máy tính mở toàn cầu (Internet) thì việc trao đổi thông tin thương mại không chỉ giới hạn giữa các chủ thể trong cùng một giao dịch mà hoạt động trao đổi thông tin thương mại đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng chủ thể tham gia ngày càng tăng. Những chủ thể tham gia hoạt động trao đổi thông tin có thể là bất kỳ ai, cá nhân hoặc doanh nghiệp; có thể đã gặp nhau hoặc hoàn toàn chưa từng gặp nhau.

Trên Internet, các thông tin được số hoá thành các byte, được lưu giữ trong các máy vi tính và được truyền qua mạng với tốc độ ánh sáng. Chính điều này đã tạo ra những khả năng làm thay đổi thói quen tiêu dùng và thói quen mua bán của con người. Trong thương mại điện tử, người bán và người mua có thể giao dịch với đối tác ở mọi nơi trên thế giới mà không cần qua bất kỳ khâu trung gian nào. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia hoạt động thương mại không kể họ ở các vùng xa xôi hẻo lánh hay các khu vực đô thị lớn. Thương mại điện tử đã tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu mà không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết nhau từ trước.

1.1.2.3. Trong thương mại điện tử, thị trường là mạng lưới thông tin

Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn trong thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình dịch vụ mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các trung gian ảo làm dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và người tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hoá và dịch vụ trên mạng máy vi tính...

Chính những tính năng dễ sử dụng và hình thức vui mắt, dễ hiểu của các trang web dành cho thương mại điện tử là những yếu tố quyết định trong việc thu hút khách hàng. Các trang web khá nổi tiếng như Yahoo.com, Google.com, Amazon.com, Abaa-booknet.com, Bigbook.com... đóng vai trò như các trang web gốc với vô số thông tin. Với mỗi lần kích chuột, khách hàng có khả năng truy cập hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng tại các cửa hàng ảo ngày càng cao.

Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Chẳng hạn, một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định khách hàng sẽ nhận được quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Các chủ cửa hàng, các doanh nghiệp nhỏ ngày nay cũng đang

đua nhau đưa thông tin lên trang web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Internet bằng cách mở cửa hàng ảo.

1.1.2.4. Trong thương mại điện tử, thị trường không biên giới

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc mở rộng thị trường là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong thương mại truyền thống, việc mở rộng thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một nguồn lực lớn (nguồn lực con người, nguồn lực tài chính...) và mất khá nhiều thời gian. Mặt khác, việc mở rộng thị trường đối với thương mại truyền thống còn bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố biên giới lãnh thổ. Tuy nhiên, trong thương mại điện tử, việc mở rộng thị trường đòi hỏi nguồn lực không quá lớn và yếu tố biên giới lãnh thổ cũng trở nên mờ nhạt hơn rất nhiều nếu so với thương mại truyền thống. Điều này có được là do sự phát triển của công nghệ thông tin, máy vi tính cá nhân (có kết nối Internet) đã trở thành cánh cửa để cho doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường của mình ra khắp thế giới. Trong thương mại điện tử, không chỉ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường quốc tế, mà ngay cả đối với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động kinh doanh cũng có thể tiếp cận các thị trường mới trên thế giới một cách nhanh chóng và thuận tiện. Với thương mại điện tử, một doanh nghiệp dù mới thành lập đã hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động kinh doanh ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới, một công việc trước kia trong thương mại truyền thống phải mất nhiều năm và đòi hỏi phải có nguồn nhân lực cũng như tiềm lực tài chính nhất định.

Sang thế kỷ XXI, bất cứ ai cho dù là người tiêu dùng, các nhà kinh doanh nhỏ hay các doanh nghiệp lớn đều sẽ có thể mở rộng giao dịch của mình tới những nơi xa xôi nhất trên thế giới. Toàn cầu hoá, tự do mậu dịch là con đường nhanh chóng đưa các quốc gia và các doanh nghiệp thay đổi theo hướng cạnh tranh quốc tế trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc giành lấy các thị trường nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác thương mại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)