2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, thế giới đang chứng kiến một sự chuyển biến to lớn của nhân loại khi Internet bùng nổ và trở thành một trong những nền tảng quan trọng trong mọi hoạt động của xã hội. Ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập sâu, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình toàn cầu hoá. Trong lĩnh vực thương mại, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong các giao dịch đã làm nảy sinh một phương thức kinh doanh mới. Có nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử như: “Thương mại trực tuyến” (Online-Trade), “Thương mại điều khiển học” (Cyber- Trade), “Kinh doanh điện tử” (Electronic-Business) nhưng phổ biến nhất vẫn là thuật ngữ“Thương mại điện tử” (Electronic-Commerce).
Với vai trò là một hiện tượng kinh tế - xã hội, là sản phẩm của sự phát triển khoa học công nghệ mà đặc biệt là công nghệ thông tin, thương mại điện tử là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: kinh tế, công nghệ thông tin và pháp lý. Ở góc độ khoa học pháp lý, thương mại điện tử là một khái niệm pháp lý cơ bản của hệ thống pháp luật thương mại điện tử. Chính vì vậy, việc làm sáng tỏ khái niệm thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử.
Hiện nay, khi nói đến thương mại điện tử nhiều người sẽ có liên hệ ngay đến các hoạt động thương mại trên cơ sở sử dụng Internet và cho rằng thương mại điện tử gắn liền với Internet. Tuy nhiên, trên thực tế có các quan điểm khác nhau về thương mại điện tử là: Thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng và thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa hẹp.
1.1.1.1. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng
Theo Luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (Uncitral): “Luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại”15. Trong đó, “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax”16. Bên cạnh đó, trong Luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế cũng đã giải thích cụ thể về thuật ngữ thương mại, theo đó “thương mại” bao gồm các vấn đề phát sinh từ bất kỳ các giao dịch có tính chất thương mại, cho dù có hợp đồng hay không. Các quan hệ có tính chất thương mại bao gồm nhưng không giới hạn ở các giao dịch sau: bất kỳ giao dịch thương mại nào để cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; phân phối; đại diện thương mại hoặc đại lý; thanh toán; cho thuê; xây dựng công trình; tư vấn; kỹ thuật; đầu tư; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc nhượng quyền; liên doanh và các hình thức kinh doanh khác; vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ17. Như vậy, nếu căn cứ vào các quy định trong Luật mẫu về thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế thì có thể thấy rằng thương mại điện tử là bất kỳ hoạt động có tính chất thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn thông qua Internet. Ngoài ra, có một số tác giả trong các công trình nghiên cứu của mình có tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
Thương mại điện tử được hiểu là các giao dịch thương thương mại dựa trên các công cụ điện tử để truyền dữ liệu trong các mạng lưới thông tin liên lạc, chẳng hạn như Internet hoặc hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua các phương
Uncitral (1996), Model Law on Electronic Commerce, Article 1. Uncitral (1996), Model Law on Electronic Commerce, Article 2.
tiện điện tử và công nghệ xử lý kỹ thuật số18. Theo cách hiểu này thì mọi giao dịch thương mại được thực hiện thông qua phương tiện điện tử và công nghệ xử lý kỹ thuật số thì đều được coi là thương mại điện tử.
Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh với sự giúp đỡ của viễn thông và các công cụ của viễn thông. Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch, trao đổi dữ liệu điện tử, ngân hàng tự động, mua sắm qua truyền hình, đặt chỗ bằng điện thoại...19 Theo cách tiếp cận này thì thương mại điện tử được thực hiện thông qua nền tảng của viễn thông hoặc thông qua các mạng mở khác.
Thương mại điện tử là giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng của mình
thông qua fax, điện thoại, thư thoại, email, extranet, internet20. Theo đó, thương mại điện tử được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối intranet, internet hoặc các mạng viễn thông khác.
Theo tác giả Lê Văn Thiệp, "thương mại điện tử là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử được kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác"21.
Như vậy, nhiều nghiên cứu tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa rộng đều thống nhất là các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nối với nhau thông qua mạng mở. Ngoài ra, nếu như trước đây, khái niệm thương mại chỉ được tiếp cận theo nghĩa hẹp, chỉ là một khâu của hoạt động thương mại thì hiện nay khái niệm thương mại được tiếp cận theo nghĩa rộng, đó là
18 Ephyro Amatong, Theresa Ballelos, Rodolfo Ponferrad, Oliver Reyes (2003), E-Commerce: Straining to fit in, Philippine Law Journal - Vol.78. (Content downloaded/printed from HeinOnline (http://heinonline.org) (Truy cập ngày 08/07/2016).
Adrienne Cooper (2004), Electronic Commerce: The Taxing Effect of Not Assessing Internet Sales, Content downloaded/printed from HeinOnline (http://heinonline.org) (Truy cập ngày 08/07/2016).
Stefan Titus Ciurescu (2015), E-Business Legal Prespective, Journal of Law and Administrative Sciences - Special Issue/2015. (Content downloaded/printed from HeinOnline (http://heinonline.org) (Truy cập ngày 08/07/2016).
Lê Văn Thiệp (2016), Pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học,
các hoạt động sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác22.
Tóm lại, tiếp cận theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange); chuyển tiền điện tử (Electronic Fund Transfer) và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng (Electronic Credit card). Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi như: Hoạt động mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dụng kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, tài nguyên trên mạng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử có thể được thực hiện đối với thương mại hàng hoá (hàng tiêu dùng, các thiết bị, vật tư...), thương mại dịch vụ (dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính...); đối với các hoạt động truyền thống (chăm sóc sức khoẻ, giáo dục...) cũng như các dịch vụ mới (các dịch vụ gia tăng trên mạng, siêu thị ảo...). Có thể thấy rằng phạm vi áp dụng thương mại điện tử rất rộng, nó bao quát hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế. Trong đó, hoạt động trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ chỉ là một trong rất nhiều lĩnh vực áp dụng có thể áp dụng được thương mại điện tử. Các hoạt động trên được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử được kết nối thông qua các mạng mở chứ không bị giới hạn thông qua Internet.
1.1.1.2. Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp
Về mặt từ vựng, thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh thực hiện trên Internet23 , hoặc thương mại điện tử có nghĩa là "hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các dịch vụ tiêu dùng trực tuyến trên Internet"24. Theo cách hiểu này,
Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Thương mại (Tập 1), NXB Công an nhân dân, trang 12-13.
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/e-commerce?q=ecommerce (Truy cập ngày 10/10/2019).
Bryan A.Garner (2009), Black's Law Dictionary - Ninth Edition, NXB: West Publishing Co, ISBN: 978-0-314-19949-2, trang 589.
thương mại điện tử chỉ là các hoạt động thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thụ hưởng dịch vụ thông qua Internet. Cách tiếp cận này đã loại bỏ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch thông qua các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax...
Khi nghiên cứu về thương mại điện tử, một số tác giả cũng tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa hẹp như:
Thương mại điện tử có thể hạn chế trong phạm vi mua bán với khách hàng bằng các giao dịch và trả tiền thông qua mạng công cộng như Internet25. Theo cách tiếp cận này, thương mại điện tử chỉ giới hạn trong các giao dịch và trả tiền thông qua Internet.
Thương mại điện tử là hoạt động thương mại được thực hiện bằng máy tính
liên kết với nhau bởi mạng viễn thông26. Theo cách định nghĩa này có thể hiểu thương mại điện tử theo hai phương diện: (1) Thương mại điện tử chỉ là các giao dịch hợp đồng trên Internet bao gồm quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng bằng thư điện tử (email); (2) Thương mại điện tử sẽ bao quát tất cả các hoạt động khi một doanh nghiệp sử dụng Internet như một phương tiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, cho dù hiểu thương mại điện tử theo phương diện nào thì thương mại điện tử cũng chỉ được giới hạn là các giao dịch thực hiện bằng máy tính có kết nối Internet.
Abdul Gaffar Khan cũng cho rằng "thương mại điện tử là việc mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Ngoài việc mua và bán, nhiều người sử dụng Internet như một nguồn thông tin để so sánh giá cả hoặc xem các sản phẩm mới nhất được cung cấp trước khi mua hàng"27.
Mai Hồng Quỳ (2000), Một số vấn đề pháp lý của thương mại điện tử và việc áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 (142)-2000, trang 32-41.
Christian Schulze (2006), Electronic Commerce and Civil Jurisdiction, with Special Reference to Consumer Contracts, Content downloaded/printed from HeinOnline (http://heinonline.org) (Truy cập ngày 08/07/2016).
Abdul Gaffar Khan (2016), Electronic Commerce: A Study on Benefits and Challenges in an Emerging Economy, Tạp chí: Global Journal of Management and Business Research Volume 16 Issue 1 Version 1.0 Year 2016, Online ISSN: 2249-4588 & Print ISSN: 0975-5853, trang 19-22.
Như vậy, khi tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa hẹp thì các tác giả đều thống nhất hoạt động thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex... Theo quan điểm này, thương mại điện tử sẽ bị hạn chế trong phạm vi các giao dịch với khách hàng và thực hiện thanh toán thông qua Internet.
Nói tóm lại, trong các công trình nghiên cứu về thương mại điện tử thì các tác giả sẽ tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa rộng hoặc thương mại điện tử theo nghĩa hẹp. Cho dù được tiếp cận theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp thì trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “thương mại điện tử”, đồng thời cũng chính Internet là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử trên toàn thế giới.
Hiện nay ở Việt Nam, văn bản pháp luật trực tiếp quy định về thương mại điện tử là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 52) và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 85). Tuy nhiên, Nghị định số 52 và Nghị định số 85 không đưa ra khái niệm về thương mại điện tử mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại điện tử. Theo đó, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác28. Trong đó, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác29. Nếu căn cứ vào các quy định nêu trên thì có thể nhận thấy
Chính phủ (2013), Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thương mại điện tử.
Quốc hội (2005), Khoản 1 Điều 3 Luật số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 về Thương mại.
pháp luật của Việt Nam tiếp cận thương mại điện tử theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, khi quy định về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử thì Nghị định số 52 chỉ đề cập đến hai hình thức: (1) Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình; (2) Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau: Sàn giao dịch thương mại điện tử; Website đấu giá trực tuyến; Website khuyến mại trực tuyến; Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định30. Căn cứ vào quy định về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử thì thương mại điện tử lại được tiếp cận theo nghĩa hẹp bởi vì các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử theo quy định hiện nay đều là các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện thông qua Internet. Bên cạnh đó, các số liệu thống kê trong Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương về các hình thức thương mại điện tử của doanh nghiệp thì chỉ có số liệu về thương mại điện tử trên nền tảng website và thương mại điện tử trên nền tảng di động (website phiên bản di động và ứng dụng di động)31. Trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cũng chỉ đề cập đến hai hình thức: (1) Giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với người tiêu dùng: Website doanh nghiệp; Kinh doanh trên mạng xã hội; Tham gia các sàn thương mại điện tử; Kinh doanh trên nền tảng di dộng; Các hình thức quảng cáo website và ứng dụng di động; (2) Giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp: Sử dụng các phần mềm quản lý; Sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử; Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến; Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động; Đánh giá hiệu quả của việc
Khoản 1, Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương (2020), Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020, trang 54-58.
bán hàng qua các công cụ trực tuyến32. Tóm lại, căn cứ vào các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử được quy định trong Nghị định số 52 cũng như trong