Hạn chế của các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt đông truyền thông về phòng chống dịch covid 19 mà ở việt nam đã thực hiện trong thời gian qua (Trang 25 - 29)

II. NỘI DUNG

2. Các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch covid 19 mà Việt

3.2 Hạn chế của các hoạt động truyền thông về phòng chống dịch

covid ở Việt Nam

Bên cạnh những mặt thành công thực sự xuất sắc của truyền thông trong công tác phòng chống dịch thì vẫn còn những mặt hạn chế trong đó phải kể đến phương diện truyền thông xã hội nổi cộm là những thông tin sai lệch không đúng với các quan điểm, văn bản của Thủ tướng về phòng chống dịch bệnh. chúng ta không khỏi bức xúc khi. Mạng xã hội xuất hiện hàng loạt “chuyên gia dịch tễ online”, “bác sĩ online”, “chuyên gia y tế” với những bài thuốc, những hướng dẫn, những chỉ bảo... Các thông tin xuyên tạc, xấu độc chống phá công cuộc phòng chống dịch cũng tràn lan. Những thông tin kêu gọi người dân đi mua sắm tích trữ hàng hóa đã làm cho công tác phòng chống

dịch thêm khó khăn, bởi nó khiến hàng hóa bị khan hiếm khi người dân tập trung mua với số lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không bị tác động bởi những “tin giả” trên, nếu mỗi người dân bình tĩnh hơn, không dồn dập tích trữ hàng hóa sẽ góp phần giảm tải cho các cơ quan có trách nhiệm và cũng góp phần

san sẻ với cộng đồng để nhiều người có cơ hội được tiếp cận hàng hóa thiết yếu. Các trang thông tin đưa những số liệu sai lệch của Bộ Y Tế làm gây hoang mang cho

người dân.Một bộ phận người sử dụng MXH ý thức rất kém, chỉ vì câu like, hoặc đơn giản tỏ ra mình “nguy hiểm”, biết nhiều tin tức nóng, hoặc cố ý đưa tin sai để phủ nhận nỗ lực phòng, chống dịch của nước ta mà đưa những thông tin giả, thông tin giật gân, gây hệ quả nghiêm trọng đặc biệt trong tình hình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp.Ta có thể thấy rằng đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới có thể coi như một “tấm kính” bộc lộ rõ nét “tính hai mặt” của mạng xã hội. Các trang thông tin đưa những số liệu sai lệch của Bộ Y Tế làm gây hoang mang cho người dân

* Một số giải pháp giải quyết những mặt hạn chế trong hoạt động truyền thông về phòng chống dịch.

Xuất hiện những mặt hạn chế trên ngay lập tức các Ban, Bộ, Ngành can thiệp xử lí triệt để để tránh hậu quả khôn lường. Cách khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm khắc của các cơ quan có trách nhiệm đối những trường hợp này và sau đó việc công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã giúp người dân hiểu rõ hơn, tin tưởng hơn vào các chủ trương, chính sách, biện pháp chống dịch của chính quyền các cấp. Người có hành vi tung tin giả,

thông tin sai sự thật về Covid-19 có thể bị phạt hành hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Cụ thể:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…

Trong đó, theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15, mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Như vậy,người tung tin giả về Covid-19 sẽ bị phạt hành chính từ 05 - 10 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Căn cứ Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật gây dư luận xấu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Trong đó, Điều 288 quy định:

Mức phạt với tội này làphạt tiền từ 30 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bịphạt tiền từ 200 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị áp dụnghình phạt bổ sunglà phạt tiền từ 20 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội lập hồ sơ xử phạt 12,5 triệu đồng với chủ tài khoản là P.T (SN 1990; trú tại Nghĩa Tân, Cầu Giấy) đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về công tác phòng, chống dịch bệnh

Covid-19. (Nguồn: TTXVN)

Theo quy định trên, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, hành vi tung tin giả về Covid-19 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt lên đến 07 năm tù.

Thêm nữa, chúng ta cần có giải pháp phát huy vai trò các nhóm, trang mạng trang mạng xã hội công khai chính thức của các đơn vị, địa phương nhằm thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh cũng như các vấn đề thời sự tới người dân.

Tăng cường thực hiện chính sách “truyền thông an dân” trên các loại hình truyền thông hướng đến mục tiêu: mọi người dân đều có hiểu biết cơ bản về dịch bệnh; mọi người dân đều có thái độ bình tĩnh và yên tâm về các biện

pháp phòng, chống dịch; mọi người dân đều chủ động tuân thủ, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch; mọi người dân tích cực chấp hành các quy định

Một phần của tài liệu Phân tích các hoạt đông truyền thông về phòng chống dịch covid 19 mà ở việt nam đã thực hiện trong thời gian qua (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)