Cơ chế hoạt động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm biến (Trang 74 - 76)

Các sự kiện trong nền tảng mô phỏng được cung cấp theo cơ chế lan truyền từ dưới lên trên. Nguyên tắc hoạt động hướng theo sự kiện có thể ví dụ như Hình 3.7.

62

Hình 3.7. Nguyên tắc hoạt động hướng theo sự kiện trong hệ thống phân cấp

Phương thức hướng sự kiện cho phép các sự kiện được đăng ký và ghi nhận không chỉ bởi cùng một thực thể mà còn bởi cấp sở hữu cao hơn. Vì vậy, một sự kiện được kích hoạt tại một thực thể sẽ được lan truyền liên tiếp và được xử lý ở thực thể sở hữu cấp cao hơn.

Sơ đồ Hình 3.7 là một ví dụ thể hiện nguyên tắc hoạt động của cơ chế này. Các mũi tên màu đen từ trên xuống, trỏ tới các thực thể được sở hữu bởi cấp cao hơn. Các mũi tên màu xanh thể hiện hướng sự kiện được lan truyền từ các thực thể đến cấp sở hữu cao hơn của nó. Một mạng có nhiều nút cảm biến và mỗi nút có các mô đun của nó. Giả sử một sự kiện được kích hoạt bởi mô đun pin của nút cảm biến 1, do được đăng ký ở cả cấp nút nên sự kiện sẽ lan truyền lên và trình xử lý cho sự kiện này được thực hiện tại nút cảm biến 1. Các mô đun khác cũng được xử lý sự kiện tương tự như vậy. Nguyên tắc này cũng được sử dụng ở cấp độ mạng. Quá trình lan truyền cũng có thể được hủy bỏ ở bất kỳ cấp độ nào bởi một trình xử lý.

Cơ chế lan truyền sự kiện có ý nghĩa và hiệu quả cao trong viết phần mềm cũng như quá trình thực thi chương trình mô phỏng. Một sự kiện có thể được kích hoạt từ nhiều mô đun của cùng một nút và được đăng ký xử lý ở cấp độ nút sẽ thuận tiện hơn cho quá trình xử lý. Ví dụ sự kiện bắt đầu của các mô đun thành phần nút được đăng ký ở cấp nút thì sẽ được xử lý ở cấp nút, có nghĩa chỉ cần viết một chương trình xử lý ở cấp nút cho sự kiện này thay vì phải viết chương trình xử lý ở từng mô đun thành phần.

Một trình xử lý đa luồng được thực hiện để mỗi thực thể như mạng, nút cảm biến, mô đun của nút, … được thực thi trong một luồng riêng biệt. Điều này giúp xử lý các sự kiện, công việc cho các thực thể được độc lập và không cản trở nhau, trong khi vẫn có thể giao tiếp với nhau một cách tự do.

Hơn nữa, các sự kiện từ các hiện tượng vật lý trong môi trường tác động lên cảm biến như thông số môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, không gian địa lý cũng được thực hiện tương tự. Điều này rất quan trọng bởi khi mô phỏng mạng cảm

63 biến có rất nhiều sự kiện xảy ra và yêu cầu cần xử lý tại cùng một thời điểm. Các sự kiện đan xen phức tạp, không những các sự kiện giữa các thực thể mạng mà còn cả các thực thể mang tính môi trường tác động đến mạng. Ví dụ như các nút tiêu thụ năng lượng mặt trời cần phải có những sự kiện như về thời điểm cụ thể và tại một vị trí cụ thể trên Trái đất. Do đó, luận án đã thực hiện viết chương trình cho nền tảng mô phỏng theo hướng đối tượng, hướng theo sự kiện và xử lý đa luồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm biến (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)