Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 27 - 41)

Pháp luật về thương mại điện tử là một vấn đề không mới nhưng dường như chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Hiện nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu pháp luật về thương mại điện tử nhưng đại đa số mới chỉ nghiên cứu các khía cạnh của pháp luật về thương mại điện

tử. Trong các công trình khoa học nghiên cứu pháp luật về thương mại điện tử, cần đề cập đến các công trình sau:

- Một số khía cạnh pháp lý về thương mại điện tử, luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Vũ Hải Anh năm 1999. Có thể nói, đây là một trong các công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu pháp luật về thương mại điện tử. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản về thương mại điện tử và pháp luật về thương mại điện tử. Cụ thể:

+ Tác giả đã phân tích sự phát triển của công nghệ thông tin và tác động của sự phát triển công nghệ thông tin tới hoạt động thương mại. Về khái niệm thương mại điện tử tác giả đã tiếp cận ở hai góc độ là nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phân loại thương mại điện tử theo chủ thể tham gia và theo giai đoạn tiến hành một giao dịch. Tác giả đã phân tích những thuận lợi (góp phần thay đổi nền kinh tế; tạo khả năng tham gia thị trường toàn cầu; tạo cơ hội kinh doanh mới, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mới; giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh) và những khó khăn (về kỹ thuận công nghệ, về thương mại, về pháp lý, về văn hóa xã hội) cho sự phát triển của thương mại điện tử. Tác giả cũng đưa ra những vấn đề pháp lý trong giao dịch thương mại điện tử: sự an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch thương mại điện tử; đảm bảo bí mật cho thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo vệ người tiêu dùng, các vấn đề về luật hợp đồng; luật điều chỉnh; chứng cứ; trách nhiệm của các cơ quan trung gian; thuế và hải quan; giải quyết tranh chấp.

+ Tác giả trình bày khái quát các quy định về thương mại điện tử trong pháp luật quốc tế (luật mẫu về thương mại điện tử của Uncitral) và pháp luật một số nước (Singapore, châu Âu, Hoa Kỳ).

+ Tác giả đã trình bày sự tất yếu của phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam (sự phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam; nền kinh tế phát triển theo hướng xuất khẩu; việc hội nhập vào các tổ chức khu vực và toàn cầu; sự phát triển Internet ở Việt Nam; các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về thương mại điện tử) và một số vấn đề pháp luật trong thương mại điện tử ở Việt Nam (luật hợp đồng; chứng cứ; trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạng; siêu thị ảo). Tác giả cũng đã

đưa ra hướng xây dựng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam (sửa đổi, bổ sung vào các quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành; ban hành văn bản pháp luật mới để quy định các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử.

- Những vấn đề pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam, bài báo của tác giả Bùi Bích Liên đăng trong tạp chí Luật học số 6-2000. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến các vấn đề sau:

+ Tác giả đã đưa ra định nghĩa về thương mại điện tử: thương mại điện tử theo nghĩa hẹp (theo quan điểm của WTO, OECD) và thương mại điện tử theo nghĩa rộng (theo quan điểm của Uncitral) và quan điểm của Việt Nam với thương mại điện tử.

+ Tác giả đã đưa ra những thách thức về pháp lý đối với thương mại điện tử ở Việt Nam: hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa ổn định, thiếu chặt chẽ và hiệu lực thi hành chưa cao; chính sách và pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển Internet ở Việt Nam còn thiếu; chưa có sự lựa chọn chính thức về phạm vi của thương mại điện tử; các thiết chế pháp lý khác của Việt Nam còn chưa phát triển đồng bộ.

+ Tác giả đã đưa ra giải pháp xây dựng khung pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam: xây dựng và ban hành một hay một vài đạo luật về các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử; sửa đổi, bổ sung tất cả các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại cho phù hợp với thương mại điện tử.

- Một số vấn đề pháp lý của thương mại điện tử và việc áp dụng ở Việt Nam, bài báo của tác giả Mai Hồng Quỳ đăng trong tạp chí Nhà nước và pháp luật

số 2 (142) - 2000. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày các nội dung sau:

+ Tác giả đề cập đến các tên gọi khác nhau của thương mại điện tử: online- trade; cyber trade; electronic business và eletronic commerce. Tác giả cũng đưa ra hai góc độ tiếp cận về khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng (thông qua các phương tiện điện tử) và theo nghĩa hẹp (thông qua Internet).

+ Tác giả đã đề cập đến thương mại điện tử ở các nước trong khu vực: Trung Quốc; Singapore; Thái Lan; Malaysia và việc thiết lập môi trường pháp lý cho thương mại điện tử: cần thiết ban hành các văn bản luật cho thương mại điện tử; quy định về

thương mại điện tử trong pháp luật quốc gia phải có sự hòa nhập, phù hợp với pháp luật quốc tế.

+ Tác giả đề cập đến vấn đề thực tiễn và pháp lý khi áp dụng thương mại điện tử ở Việt Nam: cơ sở hạ tầng viễn thông đã có những tiến triển rõ rệt; tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp chưa quen việc sử dụng Internet; phương thức thanh toán trực tiếp bằng các phương tiện điện tử chưa được áp dụng; chưa có văn bản pháp luật nào trực tiếp giải quyết những vấn đề của thương mại điện tử.

- Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Đình Toản năm 2004. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày các nội dung cơ bản sau:

+ Vấn đề chung về thương mại điện tử: khái niệm thương mại điện tử (theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp); đặc trưng của thương mại điện tử (tính gián tiếp trong giao dịch thương mại điện tử; thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới; các chủ thể tham gia vào thương mại điện tử; trong thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường); các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử (thư điện tử; thanh toán điện tử; trao đổi dữ liệu điện tử; truyền dung lượng; bán lẻ hàng hóa hữu hình); những yêu cầu chủ yếu của thương mại điện tử (về nhận thức; về hạ tầng công nghệ; về thanh toán điện tử; tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại; hạ tầng cơ sở pháp lý (hợp đồng điện tử; bảo vệ người tiêu dùng; sở hữu trí tuệ; bảo vệ bí mật cá nhân, an ninh và an toàn mạng; giải quyết tranh chấp); lợi ích của thương mại điện tử (đối với doanh nghiệp; đối với ngưới tiêu dùng; đối với chính phủ).

+ Vấn đề chung về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại điện tử: bản chất của hợp đồng điện tử (là hợp đồng thông thường nhưng được hình thành thông qua các phương tiện điện tử hay nó hoạt động trong môi trường điện tử); các hình thức của hợp đồng điện tử phong phú và đa dạng; nội dung của hợp đồng điện tử không có nội dung gì đặc biệt so với hợp đồng thông thường.

+ Những vướng mắc trong thực tiễn khi áp dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam: thiếu cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

điện tử; chưa nhận thức đúng đắn về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử; về hiệu lực pháp lý của chữ ký điện tử; về hình thức của hợp đồng; về năng lực giao kết hợp đồng; về địa điểm giao kết hợp đồng; thời điểm giao kết hợp đồng; về đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng; về thanh toán điện tử.

+ Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng điện tử: xây dựng đồng bộ hệ thống pháp lý về hợp đồng điện tử (xây dựng văn bản pháp luật mới điều chỉnh các vấn đề của hợp đồng điện tử; tiến hành rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh các lĩnh vực của hợp đồng điện tử); hiệu lực pháp lý của chữ ký điện tử; hình thức của hợp đồng điện tử; năng lực giao kết hợp đồng điện tử; địa điểm giao kết hợp đồng điện tử; đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết

hợp đồng điện tử; thời điểm giao kết hợp đồng điện tử; giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử.

- Một số vấn đề pháp lý về chữ ký điện tử trong thương mại điện tử, luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả năm 2006. Trong công trình của mình,

tác giả đã trình bày các vấn đề sau:

+ Khái quát về thương mại điện tử: khái niệm thương mại điện tử (theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp); đặc trưng của thương mại điện tử (các giao dịch trong thương mại điện tử có tính gián tiếp; trong thương mại điện tử, thị trường không có biên giới; chủ thể tham gia vào thương mại điện tử có thêm nhà cung cấp mạng và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; trong thương mại điện tử, thị trường là mạng lưới thông tin); lợi ích của thương mại điện tử (đối với doanh nghiệp; đối với người tiêu dùng và đối với nhà nước); sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử bằng pháp luật (giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; vấn đề bản gốc; giá trị chứng cứ của văn bản điện tử).

+ Nhận thức cơ bản về chữ ký điện tử: khái niệm chữ ký điện tử; đặc điểm của chữ ký điện tử; những vấn đề pháp lý cơ bản của chữ ký điện tử (giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; xác định ngưới ký và tính toàn vẹn của văn bản được ký).

+ Tác giả đã phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước (Hàn Quốc; Malaysia; Singapore; Trung Quốc...) về nội dung chủ yếu của pháp luật

về chữ ký điện tử: khái niệm chữ ký điện tử; điều kiện bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử; nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử; giá trị pháp lý của chữ ký điện tử; dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

+ Tác giả đã phân tích một số rủi ro đối với chữ ký điện tử (mất tính xác thực; lộ khóa bí mật) và đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định về chữ ký điện tử: cơ sở hạ tầng công nghệ - kỹ thuật; môi trường pháp lý; nguồn nhân lực và nhận thức xã hội.

- Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, sách của tác giả Nguyễn Thị Mơ năm 2006 (NXB Lao động - Xã hội). Trong cuốn sách này, tác giả đã tập trung phân tích các vấn đề pháp lý khi giao kết hợp đồng điện tử, cụ thể:

+ Thương mại điện tử: tác giả trình bày khái niệm thương mại điện tử theo theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp; các mô hình thương mại điện tử (B2B; B2C; B2G; C2B; C2C; C2G; G2B; G2C; G2G)

+ Hợp đồng điện tử: khái niệm hợp đồng điện tử; đặc điểm của hợp đồng điện tử (tính phi biên giới; tính vô hình, phi vật chất; tính hiện đại, chính xác; tính rủi ro; luật điều chỉnh); vai trò của hợp đồng điện tử (giúp các bên giao kết tiết kiệm được thời gian đàm phán, giao kết hợp đồng; giảm được chi phí giao dịch, bán hàng; đẩy nhanh tiến độ "số hóa" đối với việc mua bán một số sản phẩm và dịch vụ; giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời tác giả cũng tiến hành so sánh hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống.

+ Giao kết hợp đồng điện tử: sự cần thiết phải giao kết hợp đồng điện tử; những khác biệt trong giao kết hợp đồng điện tử với hợp đồng truyền thống (thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng; chữ ký trong hợp đồng điện tử; vấn đề bản gốc và lưu trữ hợp đồng; sự tham gia của các cơ quan trung gian, cơ quan chứng nhận; một số rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử); luật điều chỉnh giao kết hợp đồng điện tử (trong phạm vi quốc tế, trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế); cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc giao kết hợp đồng điện tử (thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng điện tử; cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp với hợp đồng điện tử); điều kiện hiệu lực của hợp đồng điện tử (chủ thể của hợp đồng điện tử; hình thức của hợp đồng

điện tử; hình thức trao đổi dữ liệu điện tử; hình thức thanh toán điện tử; hình thức thư điện tử; nội dung của hợp đồng điện tử, cách hiển thị nội dung của hợp đồng điện tử; vấn đề về lỗi kỹ thuật trong nội dung hợp đồng điện tử; chữ ký điện tử và bằng chứng về hợp đồng; bảo mật chữ ký điện tử.

+ Khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử trên thế giới (của Liên hợp quốc) và của một số nước (của liên minh châu Âu; Hoa Kỳ; Singapore; Hàn Quốc; Malaysia): hầu hết các quốc gia không xây dựng một đạo luật riêng cho hợp đồng điện tử; thừa nhận hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống; chữ ký điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử; chữ ký điện tử chỉ có giá trị khi nó được chứng nhận.

+ Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử trên thế giới: những kết quả đạt được (doanh thu từ thương mại điện tử tăng đều qua các năm; nhiều mô hình kinh doanh thương mại điện tử ra đời; số lượng khách hàng mua bán thông qua giao dịch và giao kết hợp đồng trên mạng ngày càng tăng; dung lượng hàng hóa được mua bán qua mạng ngày càng lớn và đa dạng); những yếu kém và nguyên nhân (mức độ giao kết hợp đồng điện tử ở các quốc gia trên thế giới không đồng đều; nhiều doanh nghiệp kinh doanh trực tuyền phải đóng cửa hoặc đang trong nguy cơ đóng cửa do phí tổn quá cao; hiện tượng giao hàng chậm hoặc không giao hàng trong các hợp

đồng điện tử vẫn còn khá phổ biến; có sự cạnh tranh khốc liệt với giao kết hợp đồng truyền thống).

+ Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua: những kết quả bước đầu (nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được quy trình giao kết hợp đồng điện tử phù hợp; đã xây dựng các website bán hàng và nhiều trang web bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành quen thuộc; các trang web nước ngoài đã và đang thu hút sự chú ý của khách hàng Việt Nam và đã có nhiều hợp đồng được giao kết); những khó khăn, yếu kém và nguyên nhân (khó khăn về phương thức thanh toán; quy trình giao kết hợp đồng điện tử chưa được đầu tư xây dựng một cách bài bản; chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho việc giao kết hợp đồng điện tử trong thương mại quốc tế; cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ nghèo nàn.

+ Thực trạng khung pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam: đã ban hành hệ thống các chính sách khuyến khích thương mại điện tử phát triển, nhiều văn bản pháp quy về giao dịch điện tử trong một số lĩnh vực đã được xây dựng; đã ký Hiệp định E-ASEAN; đã ban hành Luật Giao dịch điện tử; những quy định cụ thể về giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam đã từng bước hình thành. Nhưng những quy định hướng dẫn giao kết hợp đồng điện tử chưa đầy đủ; việc ban hành văn bản hướng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử ở việt nam (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w