Kết quả mô phỏng truyền thông theo cơ chế quảng bá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm biến (Trang 114 - 116)

Kịch bản có mục đích thử nghiệm mô phỏng quá trình truyền thông theo cơ chế quảng bá (broadcast) với các ràng buộc về số bước truyền thông và khoảng cách mỗi bước truyền. Một mạng cảm biến bao gồm 150 nút được thiết lập trong phạm vi

30m×30m. Trong đó, nút 1 là nút chủ có toạ độ (0, 0) và có nhiệm vụ nhận thông tin từ các nút khác trong mạng gửi về. Các nút còn lại sẽ được gán tọa độ ngẫu nhiên khi chạy chương trình mô phỏng.

Kịch bản được cài đặt để mô phỏng quá trình truyền thông từ nút 2 có tọa độ (20,

20)đến nút 1. Quá trình truyền thông được thực hiện bằng cơ chế quảng bá với ràng buộc bản tin chỉ gửi đi trong 5 bước và khoảng cách truyền thông mỗi bước là 5m. Bản tin được phát đi từ nút 2 và quảng bá tới các nút xung quanh. Một nút khi nhận được một bản tin sẽ tiếp tục chuyển tiếp cho tất cả các nút xung quanh nó. Mỗi nút chỉ quảng bá bản tin này tối đa một lần để tránh dư thừa thông tin cũng như lãng phí về năng lượng. Sự chuyển tiếp bản tin được thực hiện cho đến khi nút 1 nhận được hoặc hết 5 bước quảng bá bản tin. Kết quả của kịch bản truyền thông này được biểu diễn trên Hình 3.29.

Hình 3.29. Kịch bản truyền thông với ràng buộc 5 bước, khoảng cách bước 5m.

Kết quả nhận được khi chạy mô phỏng theo kịch bản với ràng buộc 5 bước và khoảng cách bước 5m cho thấy:

▪ Khi bắt đầu chạy mô phỏng, 150 nút cảm biến được thiết lập trong vùng không gian mạng 30m×30m. Các nút được gán mã số nút và tọa độ của nút trong vùng không gian mạng, trong đó nút 2 có tọa độ là (20, 20).

▪ Bản tin được quảng bá từ nút 2 đến các nút xung quanh và tiếp tục được truyền đi theo các đường nét liền mảnh nối giữa các nút. Để việc theo dõi được dễ ràng, nút 2 có thêm vòng tròn bằng nét liền mảnh bao bên ngoài. Các nút nhận bản tin ở bước tiếp theo sẽ có màu nhạt dần và các nút nhận bản tin ở bước cuối cùng sẽ có thêm đường nét đứt bao quanh.

▪ Kết quả trên giao diện cho thấy bản tin không thể được truyền từ nút 2 tới nút 1. Nguyên nhân do khoảng cách giữa nút 2 và nút 1 xa hơn 5 bước truyền thông được ràng buộc trong kịch bản mô phỏng này.

Thử nghiệm mở rộng bằng cách giữ nguyên kịch bản, nhưng tăng khoảng cách truyền thông lên 10m và số bước truyền lên 10 bước. Kết quả mô phỏng nhận được thể hiện như trên Hình 3.30 cho thấy trong trường hợp này bản tin truyền từ nút 2 đến được nút 1 mà không phải cần truyền đến 10 bước.

Hình 3.30. Kịch bản truyền thông với ràng buộc 10 bước, khoảng cách 10m.

Kết quả mô phỏng của kịch bản cho thấy nền tảng có khả năng mô phỏng truyền thông trong mạng cảm biến theo những cơ chế, giao thức truyền thông được thiết lập bởi người dùng. Kết quả này là một phần của công việc thực hiện phát triển nền tảng mô phỏng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng trong mạng cảm biến (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w