Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Côngty xây dựng số

Một phần của tài liệu Vốn cố định và 1 số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty Xây dựng số 1 (Trang 25 - 28)

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH, TÀI SẢN CỐ ĐỊN HỞ CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1.

1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Côngty xây dựng số

1.1.Tình hình vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh của Công ty gồm có vốn lưu động và vốn cố định. Mỗi loại vốn có vai trò đặc điểm riêng.

Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2001 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là 163.974.242.132đ. Trong đó vốn lưu động là 156.051.556.322đ chiếm tỷ trọng là 95,16%, vốn cố định là 7.922.685.810đ chiếm tỷ trọng l4,84%.

Để thấy rõ hơn ta so sánh tình vốn kinh doanh của Công ty qua 2 năm (2000 - 2001) (bảng 2). Tổng số vốn kinh doanh trong năm 2001 tăng lên đáng kể (tăng 75,42% tương đương với số tiền 70.501.981.605đ) so với năm 2000. Trong đó vốn lưu động tăng 84,35%, vốn cố định giảm 10,13% .

Trong năm 2001 vốn lưu động trong khâu dự trữ là:1.218.965.560 đ chiếm tỷ trọng 0,78% trong tổng số vốn kinh doanh,tăng lên so với năm 2000 là 62,8%. Trong đó nguyên vật liệu dự trữ chiếm tỷ trọng 0,76% còn lại là công cụ dụng cụ.Vốn lưu động ở khâu dự trữ có tăng lên nhưng lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số vốn kinh doanh đó là dấu hiệu tốt, do nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, nhu cầu tiêu dùng vật tư cho sản xuất đến đâu thì mua đến đó, chỉ dự chữ một phần nhỏ nguyên vật liệu gối đầu để không làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công trình.

Vốn lưu động khâu sản xuất là:94.972.724.662đ chiếm tỷ trọng 60,85% trong tổng số vốn kinh doanh, tăng lên so với năm 2000 là:132,17% chủ yếu là sản phẩm làm dở (chiếm tỷ trọng 50,82% trong tổng số vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2000 là 136,59%).Với những dấu hiệu trên cho thấy trong năm 2001 các công trình làm dở chưa hoàn thành còn nhiều, do tiến độ thi công chậm không đảm bảo đúng thời gian quy định, phần lớn máy móc thiết bị để thi công còn thiếu khá nhiều phải chờ đợi và đi thuê ngoài, một số công đoạn đã phải làm thủ công, vì vậy không đảm bảo về mặt kỹ thuật và kéo dài thời gian thi công.

Vốn lưu động trong khâu lưu thông là 59.859.866.100 chiếm tỷ trọng 38,37% trong tổng số vốn kinh doanh tăng lên so với năm 2000 là 39,2%, trong đó vốn trong thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất 29,4% trong tổng số vốn kinh doanh, tăng 20,7% so với năm 2000 đó là do nguyên nhân các công trình làm dở còn nhiều, Cônh ty chưa thể bàn giao quyết toán với chủ đầu tư, vốn bị ứ đọng.

Vốn cố định của Công ty trong năm 2001 là: 7.922.685.810 chiếm tỷ trọng 4,84% trong tổng số vốn kinh doanh, giảm 10,13% so với năm 2000, do trong năm 2001 Công ty thanh lý và giao lại một số TSCĐ cho Nhà nước. Với tổng số vốn kinh doanh tăng 75,42% so với năm 2000 trong khi đó vốn cố định lại giảm 10,13%.Cơ cấu vốn như vậy là chưa hợp lý, một Công ty có quy mô lớn lại hoạt động trong ngành kinh tế quan trọng đặc biệt là trongn lĩnh vực xây dựng cơ bản giá trị TSCĐ chủ yếu là máy móc thiết bị có giá trị lớn, từ đó đã hạn chế nhiều việc phát huy nội lực vốn của Công ty.

1.2. Tình hình nguồn vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn của Công ty. ty.

Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh, cần phải xem xét phân tích cơ cấu nguồn vốn và nguồn hình thành vốn của Công ty qua 2 năm 2000 - 2001 (bảng 3).

Qua bảng số liệu này, vốn của Công ty hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, vốn đi vay, vốn từ ngân sách cấp và vốn tự bổ sung. Trong năm 2001 tổng nguồn vốn của Công ty là 163.974.242.132đ tăng so với năm 2000 là 70.501.981.605đ tương đương với tỷ lệ 75,42%. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ có 14.576.356.896đ chiếm tỷ trọng 8,89% giảm so với năm 2000 là 9,52%. Vậy tổng nguồn vốn trong năm 2001 tăng lên hoàn toàn là vốn vay và vốn chiếm dụng của khách hàng (nợ phải trả là 149.397.885.236đ chiếm tỷ trọng 91,11% tăng so với năm 2000 là 93,12%). Trong năm 2001 Công ty đã chiếm dụng vốn của các đối tượng khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng lên trong kỳ.

So sánh tổng số nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ta thấy tổng số nợ phải trả chiếm tỷ trọng 91,11% trong tônngr nguồn vốn, trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng 8,89% trong tổng nguồn vốn , thông thường thì tổng số nợ không được vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu, nhưng ta thấy số nợ phải trả ở Công ty lớn gần bằng 11 lần vốn chủ sở hữu. Qua đây ta thấy khả năng độc lập về tài chính của Công ty đã giảm xuống, Công ty đã bị lệ thuộc quá nhiều vào các chủ nợ có nguy cơ mất quyền tự chủ của mình về tài chính.

Tiếp theo ta so sánh giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu, số nợ dài hạn của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng 0,9% trong tổng nguồn vốn nhỏ hơn gần 10 lần so với vốn chủ sở hữu. Mà theo điều kiện để doanh nghiệp vẫn đảm bảo an toàn về mặt tài chính thì tổng số nợ dài hạn phải nhỏ hơn hay cùng lắm là bằng vốn chủ sở hữu. Với những phân tích trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty là chưa phù hợp. Công ty cần phải nhanh chóng giảm số nợ ngắn hạn và huy động thêm vốn vay dài hạn để đầu tư vào TSCĐ.

Một phần của tài liệu Vốn cố định và 1 số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại Công ty Xây dựng số 1 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w