Tiềm năng của công nghệ nhận dạng giọng nói là rất lớn. Hiện nay chúng ta chỉ mới khai thác được những bề nổi của nó chứ chưa thật sự đi sâu. Hãy nghĩ đến một tương lai nơi ta có thể hoàn toàn để điện thoại trong túi quần và thực hiện tất cả chỉ bằng cách nói vào tai nghe Bluetooth. Nhìn rộng hơn, ta vừa về tới nhà và nói vào chiếc điện thoại của mình: “mở máy lạnh, mở nhạc” thế là khi mở cửa bước vào thì mọi thứ đã được thực hiện. Tính năng nhận dạng giọng nói không chỉ dừng lại ở việc nhập liệu mà nó còn mở
ra cả một chân trời để chúng ta khai thác và đơn giản hóa cuộc sống của mình.
Để AI thông minh thì cần phải có dữ liệu để huấn luyện cho nó, cả về
nhận diện hình ảnh, văn bản, giọng nói. Google có hàng tỷ người dùng với công cụ tìm kiếm, nó có thể biết được trong khoảng thời gian nào, trong từng thời điểm người dùng quan tâm từ khóa nào, lĩnh vực nào. Đó là một cách người dùng tự tạo dữ liệu cho AI. Cũng còn một cách là người dùng trực tiếp cung cấp dữ liệu cho AI.
Công nghệ nhận dạng giọng nói là một ví dụ sống động về AI mà ta đang trực tiếp trải nghiệm. Đi kèm với nó là những rủi ro có thể nhìn thấy được. Một câu châm ngôn trong Định lý của Tesler nói rằng "AI là bất cứ
điều gì chưa được thực hiện". Hi vọng trong tương lai, những người làm về
khoa học máy tính sẽ nghiên cứu và phát triển những công nghệ phục vụ cho sự phát triển nhân loại. Công nghệ được sinh ra là để làm cho cuộc sống dễ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Lin, H. Nein and J. Hwu, GA-based noisy speech recogni-tion using two-dimensional cepstrum, IEEE Transactions onSpeech and Audio Processing 8(6) (2000)
[2] J. Sun, F. Karray, O. Basir and M. Kamel, Fuzzy logic-based natural language processing and its application tospeech recognition, Proceedings of the 5th Biannual World 13(2002), 429-434.
[3] Nguyen Dinh Tung, Nhận diện giọng nói: https://viblo.asia/p/machine-
learning-that-thu-vi-6-nhan-dien-giong-noi-1Je5E8DylnL, 08/01/2018
[4] Duy Luân, Công nghệ nhận dạng và xử lý giọng nói, tương lai của việc nhập liệu trên thiết bị di động