Kết quả mô phỏng, chế tạo thấu kính dạng kép

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế chế tạo ma trận thấu kính biên dạng tự do nhằm tăng hiệu suất trong chiếu sáng cây trồng (Trang 49 - 51)

Hình 3.3: Thấu kính biên dạng tự do dạng kép

a) Một mảng thấu kính

b) Hai mảng thấu kính được ghép vuông góc với nhau

Trước khi được xử lý bề mặt bằng các phương pháp chuyên dụng thấu kính biên dạng tự do dạng kép có độ gồ ghề bề mặt rất lớn, có thể quan sát bằng

46

mắt thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mĩ và chất lượng chiếu sáng (hiệu suất truyền qua). Sau khi được xử lý bề mặt, thấu kính có được độ trong nhất định, tăng hiệu suất truyền qua của thấu kính. Hình 3.4 đưa ra hình ảnh của một mảng thấu kính sau khi được xử lý bề mặt và hai mảng thấu kính biên dạng tự do sau khi được ghép vuông góc với nhau.

Hình 3.4: Kết quả mô phỏng phân bố chiếu sáng của thấu kính biên dạng tự do dạng kép.

Dựa trên cách thức tính suy hao và độ đồng đều đã được nêu ở phần trên, chúng tôi đưa ra đánh giá về thấu kính biên dạng tự do thông qua mô phỏng trên phần mềm Light Tools. Hiệu suất truyền qua của hệ thấu kính bao gồm thấu kính chuẩn trực và thấu kính biên dạng tự do sử dụng vật liệu PMMA đạt 93%. Mất mát quang học ngoài sự hấp thụ của vật liệu chế tạo thấu kính, còn do chùm tia đi ra từ thấu kính chuẩn trực không hoàn toàn song song. Theo kết quả mô phỏng trên hình 3.4, sự phân bố tạo thành hình vuông có kích thước 70x70cm ở độ cao 70cm, phù hợp với hình dạng thiết kế. Độ đồng đều độ rọi trên bề mặt đo đạt 80% với cường độ tối thiểu đạt 15 lux và cường độ tối đa đạt 42 lux.

47

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thiết kế chế tạo ma trận thấu kính biên dạng tự do nhằm tăng hiệu suất trong chiếu sáng cây trồng (Trang 49 - 51)